Festival Huế là gì và những chương trình nghệ thuật đặc sắc của Festival Huế 2018?

Thứ hai, 23/04/2018, 12:40 PM

Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, là một sự kiện văn hóa lớn được tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nhằm mục đích tôn vinh các di sản văn hóa Huế. Vậy Festival Huế là gì và Festival Huế 2018 có những chương trình nghệ thuật đặc sắc nào?

festival-hue-la-gi-va-nhung-chuong-trinh-nghe-thuat-dac-sac-cua-festival-hue-2018
Festival Huế là gì và những chương trình nghệ thuật đặc sắc của Festival Huế 2018?

Festival Huế là gì và những chương trình nghệ thuật đặc sắc của Festival Huế 2018?

Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, là một sự kiện văn hóa lớn được tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nhằm mục đích tôn vinh các di sản văn hóa Huế. Vậy Festival Huế là gì và Festival Huế 2018 có những chương trình nghệ thuật đặc sắc nào?

Festival Huế là gì

festival-hue-la-gi-va-nhung-chuong-trinh-nghe-thuat-dac-sac-cua-festival-hue-2018
Festival Huế là gì

Festival Huế đầu tiên có tên là Festival Việt-Pháp được tổ chức năm 1992. Cho đến năm 2000 thì đổi tên là Festival Huế.

Là một trong những lễ hội lớn, Festival Huế với nhiều chương trình lễ hội cộng đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngoài thành phố, góp phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế.

Nhiều chương trình như: Đêm Hoàng cung, lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô và Vinh qui bái tổ, lễ hội áo dài, lễ hội biển, thả diều, thả thơ, diễn thơ, chợ quê ngày hội, cờ người, đua trải...

festival-hue-la-gi-va-nhung-chuong-trinh-nghe-thuat-dac-sac-cua-festival-hue-2018

Ngoài ra còn tái hiện lễ hội Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, tổ chức lễ hội thi Tiến sĩ võ, khai thác không gian văn hóa tại khu Hổ Quyền - Voi Ré... Từ những lễ hội này, có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đang dần hồi phục, tạo được dấu ấn riêng khá rõ và góp phần làm giàu thêm cho vùng đất Cố Đô.

Festival Huế 2006 có 22 đoàn nghệ thuật Việt Nam (với 1171 diễn viên) và 22 đoàn, còn nhóm nghệ thuật quốc tế (269 diễn viên, nghệ sĩ nước ngoài), biểu diễn 138 suất diễn tại hơn 40 điểm diễn cùng với hơn 40 hoạt động trình diễn nghệ thuật, hội thi, hội chợ, triển lãm, hội thảo khoa học cùng các hoạt động hưởng ứng khác đã thu hút 1 triệu 500 nghìn khách tại Việt Nam và 150 nghìn khách quốc tế đến từ 50 quốc gia.

Những chương trình nghệ thuật đặc sắc của Festival Huế 2018

festival-hue-la-gi-va-nhung-chuong-trinh-nghe-thuat-dac-sac-cua-festival-hue-2018
Những chương trình nghệ thuật đặc sắc của Festival Huế 2018

Chiều 19/12, tại Hà Nội, Bộ VH-TT&DL, Bộ Ngoại giao, Bộ TT&TT, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức họp báo quốc tế giới thiệu Festival Huế năm 2018.

Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban Tổ chức cho biết, Festival Huế lần thứ X năm 2018 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Huế 1 điểm đến 5 di sản".

Chia sẻ về chủ đề của Festival Huế năm 2018, đại diện Ban tổ chức cho hay, Thừa Thiên Huế đã có 5 Di sản thế giới được UNESCO công nhận gồm: Di tích Cố đô Huế (năm 1993), Âm nhạc Cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (năm 2010), Châu bản triều Nguyễn (năm 2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (năm 2016). Huế còn có hai Di sản phi vật thể cấp quốc gia là Ca Huế và Dệt Zèng (A Lưới). Gần nhất, Huề cùng với 9 tỉnh thành phố miền Trung đồng chủ sở hữu 1 Di sản văn hóa phi vật thể vừa được UNESCO công nhận vào tháng 12/2017 là nghệ thuật Bài Chòi. Đây là nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng, mang bản sắc đặc trưng của xứ Huế để giới thiệu với công chúng và bạn bè quốc tế.

festival-hue-la-gi-va-nhung-chuong-trinh-nghe-thuat-dac-sac-cua-festival-hue-2018

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Dung nhấn mạnh Festival Huế lần thứ X là sự kế thừa, khẳng định thành công của các kỳ Festival trước đây. Festival là nơi hội tụ, giao lưu nghệ thuật giữa các nền văn hóa của các quốc gia, góp phần tiếp tục đẩy mạnh quan hệ giao lưu quốc tế.

Ngoài ra, cũng tại buổi họp báo, ông Lê Hoài Trung – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chia sẻ, Festival Huế năm 2018 gắn với các sự kiện chính trị, lịch sử văn hóa của Thừa Thiên Huế và quốc gia như: Kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; 230 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (1788-2018); 25 năm quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới (1993-2018); 15 năm Âm nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại (2003-2018).

festival-hue-la-gi-va-nhung-chuong-trinh-nghe-thuat-dac-sac-cua-festival-hue-2018

Festival Huế 2018 được tổ chức với quy mô quốc gia và quốc tế, quy tụ nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, đại diện, mang dấu ấn của những vùng văn hóa khác nhau trên thế giới. Điểm mới của Festival Huế 2018 là có thêm chương trình "Văn hiến kinh kỳ" do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện. Đây là chương trình được dàn dựng công phu, hoàng tráng có chiều sâu được nâng cao từ chương trình "Đại Nội về đêm" nhằm tôn vinh 5 Di sản Văn hóa thế giới và kỷ niệm 25 năm quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Theo ông Huỳnh Tiến Đạt – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, sẽ có nhiều chương trình nghệ thuật tiêu biểu, các lễ hội đầy màu sắc và hàng loạt hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng. Dự kiến, Festival Huế sẽ đón khoảng 20 đoàn nghệ thuật quốc tế đến trình diễn các chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Đây cũng là lần đầu tiên, Ban Tổ chức thực hiện Liên hoan "Hát Văn, hát Chầu Văn toàn quốc".

festival-hue-la-gi-va-nhung-chuong-trinh-nghe-thuat-dac-sac-cua-festival-hue-2018

Ngoài ra, Festival Huế lần thứ X còn diễn ra chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, chương trình nghệ thuật "Những tình khúc Huế", Lễ hội áo dài, chương trình nghệ thuật đường phố "Sắc màu văn hóa", âm nhạc đường phố, nghệ thuật sắp đặt được tổ chức ở các đường phố đi bộ... Trong khuôn khổ Festival Huế lần thứ X sẽ có các lễ hội: Lễ hội Văn hóa Phật giáo, chương trình ẩm thực chay, chè Huế, chương trình "Chợ quê ngày hội", "Hương xưa làng cổ", "Sóng nước Tam Giang", Lễ hội thiếu nhi "Sắc màu tuổi thơ", Lễ hội diều…

Festival Huế 2018 sẽ khai mạc vào thứ Sáu, ngày 27/4/2018 và bế mạc vào thứ Tư, ngày 2/5/2018.

 

Running Man là gì và Running Man bản Việt chuẩn bị được sản xuất và lên sóng trong năm nay?

Running Man là chương trình thực tế của Hàn Quốc, là một phần trong chương trình Good Sunday phát trên đài SBS. Chương trình được phát sóng lần đầu tiên vào ngày 11/7/2010. Vậy Running Man là gì và Running Man bản Việt chuẩn bị lên sóng trong năm nay.