Thứ hai, 30/10/2017, 10:00 AM
  • Click để copy

Gặp gỡ Whang Od Oggay - nghệ nhân xăm mình thủ công lâu đời nhất Philippines

Mỗi nhát gõ vào chiếc gai xăm in hằn lên da, là một lần người nghệ nhân này truyền vào hình xăm sức mạnh tinh thần, tính cá nhân của riêng bà. Giá trị đó mãi in hằn trên da của những người trong tộc, và giờ đây, là cả những vị khách quốc tế...

tt3
Nghệ nhân xăm mình thủ công lâu đời nhất Philippines, Whang Od Oggay

Bao quanh bởi những bậc thang lúa nước tươi tốt và cảnh đồi nhấp nhô, đó là ngôi làng nằm ở núi Buscalan, cũng là nơi mà nghệ nhân xăm mình lâu đời nhất Philippines đang sinh sống.

Ngôi làng nằm ở vùng núi Buscalan, thuộc tỉnh Kalinga của Philippines, cách bắc Manila khoảng 15 giờ lái xe chỉ có khoảng 200 hộ gia đình đang sinh sống. Tuy nhiên, đó lại là nơi mà nghệ nhân xăm mình thủ công lâu đời nhất Philippines đã sống và gắn bó cả trăm năm cuộc đời. 

Hàng thập kỷ trôi qua, hàng ngày, người phụ nữ này vẫn miệt mài với đam mê xăm mình thủ công. Chỉ với những dụng cụ giản đơn như chiếc gậy tre, chiếc gai bưởi, bà đã và vẫn đang tiếp tục tạo nên những hình xăm bằng nhiệt huyết của mình.

Mỗi nhát gõ vào chiếc gai xăm in hằn lên da, là một lần người nghệ nhân này truyền vào hình xăm sức mạnh tinh thần, tính cá nhân của riêng bà. Giá trị đó mãi in hằn trên da của những người trong tộc, và giờ đây, là cả những vị khách quốc tế. 

Xăm mình thủ công: Biểu tượng sức mạnh và cái đẹp

Tuy nhiên, nơi đây vẫn đón tiếp đều đặn mỗi năm hàng ngàn du khách đến để gặp gỡ một nhân vật đặc biệt. Bà là Whang Od Oggay, người phụ nữ xăm hình lâu đời nhất đất nước Philippines, hay còn gọi là một “mambabatok”. Được biết, hiện tại, người phụ nữ này đã cán mốc 100 tuổi và lần đầu tiên bà biểu diễn nghệ thuật xăm mình thủ công là lúc bà mới chỉ là một cô gái 15 tuổi.

Whang chia sẻ rằng: “Truyền thống này sẽ vẫn được duy trì mãi, chừng nào mà mọi người vẫn còn muốn xăm mình. Và chừng nào tôi vẫn có thể nhìn được, tôi sẽ tiếp tục xăm mình. Tôi chỉ dừng lại khi mắt mình không thể nhìn rõ nữa mà thôi”.

Theo truyền thống, các hình xăm bằng tay trong quá khứ được truyền lại nhờ các chiến binh Butbut bản địa. Whang Od giải thích:

“Một khi họ giết được một kẻ thù nào đó, họ sẽ được khắc một hình xăm lên mình. Mọi người đều hiểu với nhau rằng, một khi người chiến binh giết được ai đó, ông ấy sẽ thông báo cho mọi người và một hình xăm mới sẽ được khắc lên người”.

tt1
Ảnh minh họa

“Trước đây, họ thường nói là: Xăm đi để trông đẹp hơn”, Whang Od chia sẻ, bà nhớ lại tuổi thanh xuân của mình, khi mà bạn bè xăm hết cả hai cánh tay của bà lúc bấy giờ.

Giờ đây, những chiến binh đã chết và thời đại đó cũng đã lùi vào dĩ vãng. Vậy nên, việc xăm mình thủ công bằng tay trở nên rộng mở hơn với tất cả mọi người. Và Whang Od vẫn đang làm công việc này, chào đón hàng chục lượt khách xăm đến từ nhiều nơi trên thế giới, đến đây mỗi ngày. Thường thì, những biểu tượng, như dây chuyền hay vòng tròn, hình động vật hoặc bộ lạc, sẽ mang những ý nghĩa sâu sắc hơn. Bà cũng xăm mình thủ công với những thiết kế đại diện cho núi đồi, hoặc mặt trời, sức mạnh,vv...

Chia sẻ thêm, bà Whang Od nói: “Tôi rất thích khách du lịch tới đây, họ đang giúp thôi thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Tôi hy vọng rằng họ sẽ tiếp tục đến với tôi”.

Whang Od xăm mình thủ công như thế nào?

Nghệ thuật này khiến người ta khó lòng mà rời mắt. Bà Whang Od thường sử dụng một vài công cụ xăm mình thủ công chính, đó là: Một chiếc gai từ cây bưởi, một que tre dài, nhọ nồi trên bếp than và nước.

Với một mức độ tập trung và tính tỉ mỉ rất cao, trước tiên, Whang Od sẽ in (trong ngôn ngữ hiện đại, còn gọi là “scan hình”) hình thiết kế xăm lên da bằng cách sử dụng nước mực than tự chế. Tiếp đó, bà sử dụng chiếc gai bưởi và que tre để ấn lên da với một lực tương đối mạnh, để mực có thể in sâu vào da. Phương pháp này đôi khi cũng khiến da rỉ chút máu.

Với kỹ thuật xăm mình thủ công đơn giản như thế này, Whang Od đã tạo ra những thiết kế hình xăm rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, đau đớn khi xăm là điều khó tránh khỏi, ngay cả khi xăm mình thủ công, hay xăm hình bằng phương pháp hiện đại.

Xăm mình thủ công không khó - truyền nghề mới khó

Xăm mình thủ công bằng tay dường như không phải điều khó khăn với Whang Od. Tuy nhiên, làm sao để giữ được nghệ thuật truyền thống này mới là điều khó khăn.

tt2
Ảnh minh họa

Xăm mình thủ công truyền thống chỉ có thể được truyền lại cho người thân. Theo như truyền thống của ngôi làng này, họ tin rằng, nếu việc này không được thực hiện bởi người thân, những người trong cùng một tộc, những hình xăm trên cơ thể có thể sẽ bị hỏng hoặc nhiễm bệnh. Thật đáng tiếc khi bà Whang Od không có con ruột. Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, bà đang cố gắng truyền lại nghê thuật xăm mình thủ công này cho đứa cháu gái của bà, đó là Elyang Wigan và Grace Palicas.

“Những người bạn biết xăm mình thủ công giống tôi thì đều đã qua đời rồi. Tôi là người duy nhất còn sống và vẫn có thể xăm được. Nhưng tôi cũng không sợ rằng không giữ được truyền thống này đâu, bởi vì tôi vẫn đang truyền nghề cho thế hệ tiếp theo”.

Mặc dù sở hữu kỹ thuật xăm mình thủ công vô cùng điêu luyện, người phụ nữ sống đến cả thế kỷ này cũng không có kế hoạch sẽ đi đâu xa khỏi ngôi làng truyền thống của mình.

Khi được hỏi về bí quyết sống tới 100 tuổi của Whang Od, bà trả lời rằng:

“Tôi không ăn đồ hộp, hay thực phẩm có dầu, có chất bảo quản. Tôi chỉ ăn rau, lá, và đậu mà thôi”.

 

Chuyện lạ đời: CEO đi tù 3 năm vì gian lận 3 tỷ USD, người vô gia cư tù 15 năm vì trộm 100 USD

Cuộc sống có không ít những chuyện lạ đời. Một trong những dẫn chứng là việc một CEO đã lĩnh án tù 3 năm vì gian lận 3 tý USD, trong khi đó, vì trộm 100 USD, một người vô gia cư lĩnh án tù 15 năm.