Gặp tình trạng co giật, 'nuốt lưỡi', sơ cứu như nào cho đúng?

Thứ hai, 05/08/2019, 12:04 PM

Trong khi trận đấu nảy lửa giữa CLB Nam Định và HAGL trên sân Thiên Trường mới đây, một CĐV nhí bất ngờ co giật, nuốt lưỡi. Vậy, khi gặp tình trạng co giật, 'nuốt lưỡi', sơ cứu như nào cho đúng?

gap-tinh-trang-co-giat-nuot-luoi-so-cuu-nhu-nao-cho-dung
Cổ động viên nhí co giật trên sân Thiên Trường.

Trong trận đấu giữa CLB Nam Định và HAGL trên sân Thiên Trường diễn ra vào tối qua 4/8, trong hiệp 2 của trận đấu, lực lượng an ninh trên khán đài sân Thiên Trường phát hiện một bé trai có dấu hiệu co giật, khó thở giữa đám đông. Ngay lập tức, hai chiến sĩ cảnh sát cơ động đã đưa cháu bé tách khỏi đám đông.

Thấy cháu bé có dấu hiệu bị nuốt lưỡi, một chiến sĩ còn đưa tay vào miệng để giúp fan nhí này tránh khỏi nguy hiểm.

Sau khi được sơ cứu và thở bình oxy, cổ động viên nhỏ tuổi của chủ nhà Nam Định đã được đưa đến bệnh viện gần nhất để tiếp tục theo dõi.

Việc sốc dẫn tới nạn nhân "nuốt lưỡi" là tình huống ít gặp, tuy nhiên khi xảy ra lại mang đến nhiều hiểm họa khôn lường, dễ dẫn đến tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời. 

Trong y khoa hiện tượng nuốt lưỡi hay còn được gọi với tên khác là tụt lưỡi hay tụi khối cơ lưỡi, hiện tượng này thông thường rất khó xảy ra vì bình thường con người không thể tự nuốt lưỡi của chính mình, mà nguyên nhân do tác động của ngoại lực.

Trong miệng người có một bộ phận hình chữ thập, được gọi là thắng lưỡi hay hãm lưỡi. Thắng lưỡi liên kết đáy lưỡi với sàn miệng và cố định lưỡi tại đó. Vì vậy, lưỡi vẫn chỉ ở đáy miệng và bạn không bao giờ tự nuốt được lưỡi của mình.

Khi người bị va chạm mạnh, hệ thống cơ lưỡi không hoạt động theo cơ chế thông thường, lưỡi sẽ tụt vào trong gây nghẹt đường thở, thậm chí có thể gây trào dịch bao tử vào phổi, cản trở đường hô hấp. Nạn nhân rơi vào tình trạng thiếu ôxy, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

Khi gặp trường hợp người bị nuốt lưỡi việc sơ cứu ban đầu là rất quan trọng, bạn chỉ cần đặt nạn nhân nằm nghiêng tạo điều kiện cho việc hô hấp dễ dàng hơn. Tuyệt đối không đặt bất kỳ vật gì vào trong khoang miệng bởi lúc đó cơ thể đang bị sốc, mất kiểm soát dễ gây hóc cho nạn nhân. 

Trong thời gian chờ xe cấp cứu tới, bạn nhanh chóng thu dọn các vật thể sắc nhọn xung quanh, tránh gây tổn thương cho người bệnh; kê đầu nạn nhân bằng gối mềm hoặc áo khoác; nới lỏng carvat hoặc nơ, khuy cổ...

Không chỉ có trường hợp trẻ em bị nuốt lưỡi, vào 5/5/2019 trên sân cỏ cũng đã xảy ra sự việc hy hữu, ngay ở phút thứ 3 của trận đấu giữa CLB Bình Dương và CLB Hà Nội tại vòng 8 V.League 2019, cầu thủ Nguyễn Hùng Thiện Đức nhảy lên tranh chấp với Omar. Pha bóng tưởng chừng không có gì đáng nói lại dẫn đến chấn thương nguy hiểm cho hậu vệ Nguyễn Hùng Thiện Đức khi anh bị sốc và xảy ra hiện tượng 'nuốt lưỡi'.

Ngay sau khi tiếp đất, Thiện Đức có dấu hiệu bị sốc và nuốt lưỡi, trong tài đã nhanh chóng sơ cứu tránh xảy ra sự việc đang tiếc trên sân cỏ.

 

Trẻ sốt cao co giật mẹ cần xử trí thế nào?

Mỗi khi trẻ sốt co giật thường gây thiếu oxy não, do đó để trẻ co giật kéo dài sẽ rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến não bộ sau này

 

Bức ảnh cảnh sát cơ động cứu bé trai ở sân Thiên Trường: Minh chứng rõ ràng về tình yêu bóng đá chỉ có ở Nam Định

Bức ảnh chiến sĩ cảnh sát cơ động Trần Đức Giảng và đồng nghiệp cứu CĐV nhí ở SVĐ Thiên Trường tối 4/8 mang nhiều ý nghĩa.

 

Cảnh sát cơ động sơ cứu kịp thời bé trai bị ngất, có dấu hiệu nuốt lưỡi trên SVĐ Thiên Trường

Các chiến sĩ Cảnh sát cơ động đã kịp thời giúp một cháu bé bị ngất trên sân vận động Thiên Trường qua khỏi cơn nguy hiểm.