Thứ tư, 28/11/2018, 13:08 PM
  • Click để copy

Ghé thăm nơi lưu giữ tuổi thơ của Bác Hồ ở Huế

Nơi ngày xưa Bác Hồ thường vui chơi, học tập với bạn bè và lưu giữ bao ký ức thời niên thiếu có ngôi đình, dòng sông, bến nước… nằm ở làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).

ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Tại làng này, có nhiều nơi lưu giữ tuổi thơ của Người ở Huế như nhà lưu niệm Bác Hồ, miếu Am Bà, di tích Bến Đá, đình làng. Tất cả tạo nên hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Ngôi làng này cách trung tâm TP Huế khoảng 7 cây số (nằm trên đường về biển Thuận An). Đây là một làng quê giàu truyền thống lịch sử - văn hóa.
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Theo tìm hiểu, nhà lưu niệm Bác Hồ là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sống trong khoảng thời gian năm 1898 – 1900.
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Vào năm 1898, cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Bác Hồ) được cụ Nguyễn Sĩ Độ mời về nhà dạy học tại làng Dương Nỗ. Cụ Sắc đem theo hai người con là Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung để có điều kiện dạy học cho hai con.
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Tại lớp học chữ Hán của cha, Bác Hồ đã học được những chữ Hán đầu tiên, đặt nền móng cho nền học vấn Hán học của Người.
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Hai bên lối vào nhà lưu niệm Bác Hồ có hai hàng cây đẹp mắt, trước mặt là con sông Phổ Lợi hiền hòa, xung quanh nhà có hoa thơm ngát bốn mùa.
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Ngôi nhà tranh có 3 gian 2 chái, vách ghép ván. Cách bố trí trong ngôi nhà này rất tiện lợi và đẹp mắt, mang bóng dáng của ngôi nhà ông đồ nho xứ Nghệ.
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Trong nhà có đồ đạc đơn sơ. Ở giữa, kê bộ phản gỗ gõ để ông Sắc dạy học, hai bộ phản khác kê 2 bên để học trò ngồi học. Ở góc trong hai gian nằm kế gian giữa có kê chỏng tre, bên trái kê sập đựng đồ đạc. Hai chái 2 đầu nhà là hai buồng để cất áo quần của ba cha con và để cất cơm gạo.
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Nối với nhà chính là ngôi nhà ngang 3 gian, mái lợp tranh, vách trát đất được dùng làm bếp sinh hoạt.
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Vào năm 1990, ngôi nhà đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Trong khi đó, điểm di tích Am Bà là nơi Người thường xuống đây chơi và học bài. Am Bà là miếu thờ thần Thiên-Y-A-Na, một trong những tín ngưỡng thờ "mẫu" của người Việt mang màu sắc Chăm-pa.
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Ngoài ra, Bến tắm bằng đá đơn sơ cũng đã gắn liền với tuổi thơ của Bác Hồ trong 2 năm sống ở đây. Người thường ra Bến Đá tắm giặt và ngồi hóng mát. Bến đá là một bến nước nhỏ nằm bên sông Phổ Lợi, cách ngôi nhà lưu niệm Bác Hồ khoảng 10m.
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Còn đình làng Dương Nỗ là nơi Bác Hồ thường ra ngồi học, vui chơi, quan sát và tìm hiểu về lịch sử ngôi đình cũng như đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong làng.
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Làng Dương Nỗ hằng ngày thu hút nhiều khách du lịch khi tham quan. Tại đây, du khách như được sống trong khung cảnh làng quê yên bình với bến nước, đình làng…
ghe-tham-noi-luu-giu-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue
Du khách đến đây không chỉ thăm ngôi nhà giản dị tuổi ấu thơ của Bác Hồ, mà còn thăm ngôi đình, dòng sông, bến nước, miếu Am Bà..., những nơi ngày xưa Người thường lui tới, vui chơi, học tập với bạn bè...
 

Thừa Thiên Huế: Bàn giao hàng trăm ngôi nhà chống bão lũ cho người dân

143 ngôi nhà được xây dựng với các tính năng bổ sung để chống chịu được tác động của biến đổi khí hậu và các sự kiện thời tiết cực đoan. Các căn nhà an toàn chi phí thấp, có thể cứu sống và giúp cộng đồng phòng chống thiên tai tốt hơn.

 

Huế: Không được thả đèn hoa đăng, vàng mã có nhựa, xốp, cao su, kim loại

Du khách, người dân sử dụng các loại hoa đăng truyền thống khi có nhu cầu thả đèn trên sông Hương; không được thả các loại đèn hoa đăng, vàng mã có nhựa, xốp, cao su và kim loại.