Giá cà phê hôm nay 9/7: Cập nhật giá cà phê Tây Nguyên, miền Nam

Thứ năm, 09/07/2020, 06:46 AM

Giá cà phê hôm nay 9/7, người trồng cà phê đón tin vui khi giá cà phê hôm nay tiếp tục tăng. Hiện giá cà phê Tây Nguyên và miền Nam cao nhất mức 31.600 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 9/7, người trồng cà phê đón tin vui khi giá cà phê hôm nay tiếp tục tăng. Hiện giá cà phê Tây Nguyên và miền Nam cao nhất mức 31.600 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 9/7, người trồng cà phê đón tin vui khi giá cà phê hôm nay tiếp tục tăng. Hiện giá cà phê Tây Nguyên và miền Nam cao nhất mức 31.600 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 9/7

Cập nhật giá cà phê Tây Nguyên, miền Nam, ghi nhận những địa phương trồng cà phê lớn cho thấy, giá cà phê hôm nay tiếp tục tăng 100 đồng/kg. Đây là phiên tăng giá cà phê thứ hai trong tuần nay. Đắk Lắk vẫn là địa phương có giá cà phê cao nhất cả nước.

Đầu giờ sáng nay, giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam tăng 100 đồng, hiện giá toàn miền dao động trong khoảng 30.800 – 31.600 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê hôm nay Bảo Lộc (Lâm Đồng) tăng 100 đồng/kg hiện ở mức 30.800 đồng/kg, tương tự giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà cũng tăng lên mức 30.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Cư M'gar, Ea H'leo, Buôn Hồ (ĐắkLắk) tăng 100 đồng/kg hiện ở mức 31.200 – 31.300 đồng/kg.

Tương tự, giá cà phê tại Gia Lai (Chư Prông, Pleiku và Ia Grai) có giá giao dịch 31.500 - 31.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông gồm Đắk R'lấp, Gia Nghĩa bánh quanh mức 31.200 -  31.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum (Đắk Hà) quanh mức 31.300 đồng/kg.

Giá cà phê R1 giao tại cảng TP HCM ở ngưỡng 33.100 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 9/7, giá cà phê tươi, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Bảo Lộc, giá cà phê Tây Nguyên tăng

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê thị trường thế giới ghi nhận tăng trở lại, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2020 tăng 1 USD/tấn (mức tăng 0,08%) giao dịch ở mức 1.192 USD/tấn.

Trong khi đó tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2020 cũng tăng 2,15 cent/lb (mức tăng 2,19%) giao dịch ở mức 100,3 cent/lb.

Nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thị trường yếu còn do căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc; giữa Hoa Kỳ - EU khiến sức mua trên thị trường hàng hóa nông sản thấp.Bên cạnh mối lo làn sóng đại dịch Covid-19 bùng phát lần 2 ngày càng gia tăng và những bất ổn liên quan đến sự phục hồi của các nền kinh tế vẫn là một khía cạnh giảm giá, và mang lại tâm lý rủi ro trên các thị trường hàng hóa đã tác động tiêu cực lên thị trường cà phê.

Mặt khác, theo các nhà phân tích, việc thu hoạch vụ mùa mới ở Brazil đang tiến triển tốt, với dự báo sản lượng đạt kỷ lục làm nguồn cung cà phê toàn cầu trở nên dư thừa, và tỷ giá đồng Real vẫn đang ở mức có lợi để nông dân đẩy mạnh bán ra tiếp tục tạo áp lực lên giá cà phê thế giới.

Giá cà phê thêm đà tuột dốc còn do nỗi thất vọng của ‘tay đầu cơ’ khi các dự báo cho thấy Brazil đang thu hoạch cà phê Robusta trong điều kiện thời tiết thuận lợi với dự báo được mùa, đồng Real Brazil giảm mạnh có lợi cho người trồng cà phê nước này, và Indonesia bắt đầu tham gia thị trường đang tạo áp lực lên giá cà phê thế giới.

Bài liên quan