Giá gạo trong nước tăng mạnh do găm hàng, thao túng giá?

Thứ bảy, 04/04/2020, 07:12 AM

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo nhằm thao túng giá gạo.

Giá gạo trong nước tăng mạnh do găm hàng, thao túng giá?

Giá gạo trong nước tăng mạnh do găm hàng, thao túng giá?

Theo đó, Thủ tướng nêu rõ, bảo đảm an ninh lương thực là vấn đề chiến lược, trọng đại liên quan đến đời sống nhân dân, an ninh, quốc phòng. Tình hình dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến khó lường được dự báo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và nguồn cung lúa gạo trong nước. Trong khi đó, một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã phong tỏa và tăng cường dự trữ lương thực...

Ông yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo nhằm thao túng giá mặt hàng gạo.

Về xuất khẩu gạo, Thủ tướng nhấn mạnh cần xem xét thận trọng trên nguyên tắc trước hết bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tránh gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, quyền lợi nông dân. Ông giao Bộ Công Thương báo cáo lại việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh, trên cơ sở lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan. Báo cáo này phải gửi Thủ tướng trước ngày 6/4.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên các vùng miền, bảo đảm đủ nhu cầu lương thực trong nước và một phần phù hợp cho xuất khẩu.

Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ số lượng lương thực theo chỉ tiêu, kế hoạch dự trữ quốc gia năm 2020, nghiên cứu việc mua tăng thêm nếu cần thiết.

Trước đó về về việc tạm ngừng xuất khẩu gạo có nhiều ý kiến trái chiều.

TS. Nguyễn Đức Thành, thành viên Liên minh Chính sách nông nghiệp Việt Nam cho rằng, Chính phủ không nên dừng xuất khẩu gạo hoặc áp dụng chế độ hạn ngạch vào thời điểm hiện nay.Ông Thành cho rằng, dừng xuất khẩu gạo chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích núp bóng nhà nước, đồng thời gây thiệt hại và phân hoá các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khiến thị trường bị đẩy lùi hàng chục năm.

Người nông dân miền Tây chịu thiệt hại nặng nề nhất vì đang được mùa được giá, giờ lại phải bán gạo với giá rẻ vì "an ninh lương thực". Đáng nói hơn, những ngày này, trong khi Việt Nam đóng cửa xuất khẩu gạo thì Thái Lan lại đang tung hoành trên thị trường thế giới như "Triệu Tử Long cưỡi ngựa trắng trong trận Trường Bản".

Chia sẻ với Dân Trí, ông Nguyễn Long, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) hơn 200.000 tấn gạo chưa thể xuất khẩu và đang lưu tại các bến cảng đã gây thiệt hại vô cùng lớn cho các doanh nghiệp.

st-25-gia-1574844247-1719-1574846479

Mỗi ngày, một container gạo 25 tấn không xuất khẩu được sẽ khiến doanh nghiệp tổn thất khoảng 300.000 đồng cho chi phí lưu hàng tại cảng và nhiều chi phí phát sinh khác. Doanh nghiệp nhỏ thì mất vài chục triệu đồng/ngày, doanh nghiệp lớn thì mất hàng trăm triệu đồng/ngày.

“Chúng tôi cũng đang lưu tại Cảng Sài Gòn 3.500 tấn gạo, mỗi ngày thiệt hại khoảng 36 triệu đồng. Cả chục ngày nay, gạo không xuất được thì mọi người biết chúng tôi thiệt hại bao nhiêu rồi đó. Nếu phải chờ đến ngày 15/4 thì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều không thể bám trụ nổi”, ông Long nói.

Theo ông Long, nếu gạo xuất khẩu được thì doanh nghiệp vẫn phải chờ thêm khoảng 3 tuần mới nhận được tiền bởi doanh nghiệp phải chờ hàng di chuyển đến nơi, đối tác nhận hàng và ngân hàng chuyển tiền…

Chính vì vậy, nếu càng kéo dài thời gian lưu hàng tại cảng thì doanh nghiệp càng dễ phá sản.

Nhu cầu gạo toàn cầu đã gia tăng sau khi dịch Covid-19 bùng phát, đẩy giá gạo tăng thêm 30-50 USD/tấn kể từ đầu năm nay. Riêng giá xuất khẩu của gạo Thái Lan vào cuối tháng 3 vừa qua đạt mức 550 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 8/2013.

Bộ Nông nghiệp Mỹ hồi tháng 2 dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2020 là 45,3 triệu tấn, giảm 700.000 tấn so với dự báo đưa ra 1 tháng trước đó. Trong khi đó, một hiệp hội thương mại ở Thái Lan cho rằng xuất khẩu gạo của nước này sẽ giảm còn 7,5 triệu tấn trong năm 2020 (so với mức 11,1 triệu tấn năm 2018, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ).

Còn về thị trường gạo Việt Nam, báo cáo mới đây của Bộ Công Thương, nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh đã làm cho giá thị trường nội địa biến động, tăng 20% - 25% tùy theo chủng loại lúa, gạo. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 trung bình 455 USD/tấn, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2019.

Giá gạo NL IR 504 Việt hôm nay dao động ở mức 8.050 - 8.100 đồng/kg, tăng từ 50 - 100 đồng/kg so với hôm qua.

Chủng loại TP IR 504 (5% tấm) hôm nay tiếp tục tăng, hiện đang ở mức 9.500 - 9.600 đồng/kg, tăng từ 100 - 200 đồng/kg so với hôm qua 30/3, mức giá này vượt xa mức 8.200 đồng/kg - cao nhất mà TP IR 504 đạt được trong hơn 3 tháng qua. Giá tấm IR 504 hôm nay cũng tăng giá, dao động quanh mức 7.200 - 7.300 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với hôm qua.

Giá cám vàng hôm nay tăng nhẹ, dao động khoảng 4.800 - 4.850 đồng/kg, chênh lệch từ 50 đồng/kg so với hôm qua.

Hiện gạo bán lẻ (dạng túi 5-10kg) tại nhiều siêu thị tham gia chương trình bình ổn ở TP.HCM đều giữ giá như những tháng trước đó. Nhóm gạo phổ biến như Hương Lài, Thơm Lài, Nàng Thơm Chợ Đào... (thơm - dẻo - mềm) có giá bán 17.000-22.000 đồng/kg tùy loại, gạo tấm 18.000-22.000 đồng/kg tùy loại và tùy nơi bán...

Bài liên quan