Giá hồ tiêu hôm nay 14/9: Muốn giá tiêu tăng, làm cách nào?

Thứ hai, 14/09/2020, 06:23 AM

Giá hồ tiêu hôm nay 14/9, việc giá hồ tiêu trong nước đi ngang quanh mức 50.000 đồng/kg khiến người trồng hồ tiêu đặt câu hỏi: Muốn giá tiêu tăng, làm cách nào?

Giá hồ tiêu hôm nay 14/9, việc giá hồ tiêu trong nước đi ngang quanh mức 50.000 đồng/kg khiến người trồng hồ tiêu đặt câu hỏi: Muốn giá tiêu tăng, làm cách nào?

Giá hồ tiêu hôm nay 14/9, việc giá hồ tiêu trong nước đi ngang quanh mức 50.000 đồng/kg khiến người trồng hồ tiêu đặt câu hỏi: Muốn giá tiêu tăng, làm cách nào?

Giá hồ tiêu hôm nay 14/9, khảo sát thị trường nông sản khu vực Tây Nguyên, miền Nam, ghi nhận thông tin đầu mối thu mua và nguồn tin của người dân các địa phương trồng tiêu trọng điểm cho thấy, giá tiêu hôm nay chưa có biến động, cao nhất mức 50.000 đồng/kg.

Giá hồ tiêu trong nước hôm nay 14/9

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 48.500 đồng/kg. Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang, thu mua ở ngưỡng 50.000 đồng/kg.

Giá hồ tiêu tại Gia Lai được thu mua ở mức 48.000đồng/kg. Giá tiêu tại Bình Phước ổn định ở ngưỡng 49.000 đồng/kg.

Giá hồ tiêu hôm nay tại Đồng Nai được thu mua ở mức 47.500đồng/kg.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu hạt tiêu tháng 8 đạt 18 nghìn tấn, trị giá 45 triệu USD, giảm 0,1% về lượng nhưng tăng 0,3% về trị giá so với tháng 7, so với tháng 8/2019 giảm 4,6% về lượng và giảm 3% về trị giá.

Trong 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu đạt 203 nghìn tấn, trị giá 445 triệu USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 19,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tháng 8, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ước đạt 2.500 USD/tấn, tăng 0,4% so với tháng 7 và tăng 1,6% so với tháng 8/2019.

Trong 8 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ước đạt 2.198 USD/tấn, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Giá hồ tiêu hôm nay 14/9/2020, giá tiêu đen, bảng giá hạt tiêu Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Đắk Nông, Gia Lai, giá tiêu xuất khẩu.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)  Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)  Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

 48,500 

0

GIA LAI

— Chư Sê

48.000

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa 

48,500

0
BÀ RỊA - VŨNG TÀU 50.000 0
BÌNH PHƯỚC 49.000 0
ĐỒNG NAI 47.500 0

Giá tiêu thế giới

Trên thị trường thế giới, chốt phiên giao dịch cuối tuần giá tiêu sàn Kochi - Ấn Độ đi ngang ở mức 34.000 Rupi/tạ, giá hạt tiêu đen trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất: giá xuất khẩu tại Indonesia giảm, ổn định tại Malaysia nhưng tăng tại Ấn Độ và Việt Nam. Giá hạt tiêu trắng ổn định tại Trung Quốc và Malaysia, nhưng tăng tại Việt Nam và Indonesia.

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 10/9/2020 đến ngày 16/9/2020 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 314,53 VND/INR.

Tại cảng Kuching của Malaysia, ngày 28/8/2020 giá hạt tiêu đen xuất khẩu ổn định ở mức 3.800 USD/tấn; hạt tiêu trắng ổn định ở mức 5.000 USD/tấn so với ngày 30/7/2020.

Giá tiêu xuất khẩu tháng 8/2020 Trên thị trường thế giới có xu hướng tăng tại Ấn Độ và Việt Nam, ổn định tại Brazil và Malaysia, giảm tại Indonesia. Cụ thể, giá tiêu giao tại cảng của Ấn Độ đã tăng 157 USD/tấn, Việt Nam tăng 100 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu tại Indonesia giảm 143 USD/tấn.

Việc giá hồ tiêu trong nước trong một thời gian dài đi ngang quanh mức 50.000 đồng/kg khiến người trồng hồ tiêu đặt câu hỏi:

Muốn giá tiêu tăng, làm cách nào?

Thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 100.000 ha hồ tiêu cho thu hoạch với năng suất trung bình khoảng 24,7 tạ/ha, tương đương sản lượng khoảng 247.000 tấn. Tuy nhiên trong khi giá hồ tiêu vẫn ở mức rất thấp thì chi phí sản xuất lại có chiều hướng tăng.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng hồ tiêu Việt Nam chiếm khoảng một nửa sản lượng hồ tiêu của toàn cầu. 95% hạt tiêu của Việt Nam dùng cho xuất khẩu, còn lại 5% tiêu thụ ở nội địa. Trong sản lượng hạt tiêu xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, đã bao gồm sản phẩm tiêu chế biến của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. 

Sản phẩm hồ tiêu chế biến chủ yếu bao gồm: Tiêu đen, tiêu trắng, tiêu nghiền bột; ngoài ra còn có các sản phẩm có số lượng ít như: Tiêu đỏ, tiêu xanh, tiêu đỏ ngâm nước muối. Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm hồ tiêu chế biến chưa hợp lý, tiêu trắng (tiêu sọ) có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 10- 15% tổng sản lượng.

Cũng cần nhấn mạnh, giá bán hồ tiêu sẽ phụ thuộc vào chủng loại hạt cũng như chất lượng của hạt (nếu cùng chủng loại), do đó, để nâng cao giá bán cho hồ tiêu, biện pháp cốt lõi nằm ở khâu trồng trọt và khâu sau thu hoạch. Vì vậy, ngành hồ tiêu cần đổi mới mô hình tăng trưởng trong thời gian tới, chú trọng về chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và tham gia vào các thị trường có giá trị gia tăng cao để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.

Bài liên quan