Giá thịt lợn vẫn cao ngất ngưởng trái chỉ đạo của Chính phủ, ai chịu trách nhiệm?

Thứ bảy, 11/04/2020, 18:45 PM

Từ đầu năm đến nay có ít nhất 2 lần Thủ tướng, Phó Thủ tướng họp với Bộ NN-PTNT và có những chỉ đạo "sát sườn" về việc bình ổn giá thịt lợn nhưng giá thịt lợn vẫn cao ngất ngưởng.

Từ đầu năm đến nay có ít nhất 2 lần Thủ tướng, Phó Thủ tướng họp với Bộ NN-PTNT và có những chỉ đạo

Từ đầu năm đến nay có ít nhất 2 lần Thủ tướng, Phó Thủ tướng họp với Bộ NN-PTNT và có những chỉ đạo "sát sườn" về việc bình ổn giá thịt lợn nhưng giá thịt lợn vẫn cao ngất ngưởng.

Chỉ đạo nóng của Chính phủ về giá thịt lợn

Chiều 20/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp thường trực Chính phủ về giải pháp bình ổn giá thịt heo.

Cuộc họp được tổ chức trong bối cảnh giá thịt đã tăng vọt trong thời gian dài, trước tết, sau tết và đến nay, làm cho đời sống người dân khó khăn, khiến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao do khẩu phần thức ăn của người Việt Nam có nhiều thịt heo.

Tại cuộc họp người đứng đầu Chính phủ đã chỉ ra bất cập liên quan giá thành sản xuất thịt heo, Thủ tướng cho biết đã hỏi một số doanh nghiệp thực phẩm lớn thì "người nói 38.000 đồng/kg, người nói 40.000 đồng/kg, người nói 35.000 đồng/kg".

Về phương án giảm giá, Thủ tướng nhấn mạnh quan trọng nhất là tăng cung bằng cách đẩy mạnh phục hồi đàn heo trên 32 triệu con, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại, tập đoàn, hộ chăn nuôi như về giá thuê đất, vay ngân hàng…

Thủ tướng yêu cầu đưa giá heo hơi về mức 60.000 đồng/kg trong tháng 4

Thủ tướng yêu cầu đưa giá heo hơi về mức 60.000 đồng/kg trong tháng 4

Phải tập trung khắc phục khâu trung gian, thu mua, giết mổ, nhất là các lò mổ, "khâu này rất phức tạp, thực ra người nông dân, người mua thì thiệt hại còn ở giữa thì hưởng lợi". Thủ tướng đề nghị thanh tra khâu này.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu giá thịt heo phải theo cơ chế thị trường, có vai trò quản lý của Nhà nước, trong đó có chống đầu cơ, nâng giá bất hợp lý. Tinh thần là kiên quyết đưa giá thịt xuống (dưới 60.000 đồng/kg heo hơi) trong thời gian tới bằng các biện pháp phù hợp, theo thị trường chứ không bao cấp.

"Mong muốn của chúng ta là chiếm thị phần lớn nhưng nếu cố tình đưa giá lên cao thì Thủ tướng sẽ quyết định nhập khẩu thịt heo từ các nước về Việt Nam để giảm giá, phục vụ người tiêu dùng", Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, phải dùng thực phẩm khác, nhất là các loại thịt khác thay cho thịt heo, hiện chiếm tỉ lệ quá cao trong bữa ăn. Đồng thời, Bộ NN&PTNT cần chỉ đạo đẩy mạnh chế biến. Thủ tướng cũng nêu rõ xuất khẩu thịt heo phải có kiểm soát, tính toán phù hợp với từng thời điểm.

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất "sát sườn" về việc bình ổn giá thịt lợn, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên giá heo hơi, giá thịt lợn vẫn cao.

10 ngày sau cuộc họp thường trực Chính phủ, ngày 30/3 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường có buổi làm việc với 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn bàn giải pháp quyết tâm đưa giá thịt lợn hơi xuống 60 nghìn đồng/kg. Trước mắt, đưa giá từ 75 nghìn đồng/kg xuống mức 70 nghìn; và lộ trình đến cuối quý II và quý III sẽ xuống mức 65 nghìn đến 60 nghìn đồng/kg.

Tại buổi làm việc 15/15 doanh nghiệp cho biết sẽ đưa giá lợn xuất tại cửa chuồng về mức 70 nghìn/kg từ ngày 1/4 tới đây.

Xen giữa buổi làm việc của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Bộ NN&PTNT có buối làm việc với doanh nghiệp liên quan việc bình ổn giá thịt lợn. 

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất "sát sườn" về việc bình ổn giá thịt lợn, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên đến nay, câu chuyện này dường như vẫn bỏ ngỏ. 

Giá heo hơi, giá thịt lợn vẫn cao ngất ngưởng

Theo khảo sát của PV, những ngày gần đây giá heo hơi liên tục tăng, tại miền Bắc giá lợn hơi tại Hưng Yên ở mức 79.000 - 81.000 đồng/kg. Các vùng chăn nuôi khác, giá vẫn duy trì mức cao, thương lái thu mua từ 79.000 - 84.000 đồng/kg như Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang...

Tại khu vực miền Nam, các trang trại bán cho thương lái phổ biến từ 75.000 - 80.000 đồng/kg; trong khi các doanh nghiệp lớn vẫn xuất heo hơi tại kho với giá 70.000 đồng/kg. 

Giá heo hôm nay tại miền Trung đã chững lại sau khi tăng nhẹ trong ngày hôm qua. Sau điều chỉnh, giá heo hôm nay ở miền Trung dao động trong khoảng 70.000 - 79.000 đồng/kg, trong đó mức giá thấp nhất cả nước 70.000 đồng/kg được ghi nhận tại Ninh Thuận.

Giá thịt lợn chợ dân sinh vẫn cao ngất ngưởng.

Giá thịt lợn chợ dân sinh vẫn cao ngất ngưởng.

Theo đó, giá heo hơi tại Thanh Hoá, Nghệ An vẫn giữ nguyên ở mức 78.000 đồng/kg của ngày hôm qua.

Trong khi đó, tại Hà Tĩnh, heo hơi hôm nay cao hơn một chút, đạt giá 79.000 đồng/kg và đây cũng là mức giá tốt nhất ở miền Trung lúc này.

Tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, giá heo hơi hôm nay ổn định ở mốc 75.000 đồng/kg.

Ở Bình Định, giá heo hơi hôm nay đạt 73.000 đồng/kg. Tại Bình Thuận heo hơi hiện cũng chỉ còn 76.000 đồng/kg.

Khu vực Tây Nguyên, Lâm Đồng giá heo hơi hôm nay đạt mức thấp, chỉ từ 77.000 đồng/kg và chỉ đạt 73.000 đồng/kg ở Đắk Lắk.

Trên thị trường thịt lợn đang có giá khá đắt đỏ. Tại các chợ dân sinh ở quận Hoàng Mai, Nam Từ Liêm (Hà Nội), thịt lợn được tiểu thương bán với giá từ 140.000-250.000 đồng/kg. Trong khi đó, ở siêu thị giá thịt lợn từ 160.000-230.000 đồng/kg tuỳ loại, riêng sườn thăn lợn giá lên tới 290.000 đồng/kg.

Trong khi tại siêu thị, thịt heo CP loại nạc dăm giá 140.000 đồng/kg; ba chỉ 167.000 đồng/kg; thịt đùi 118.000 đồng/kg; hay Vissan bán thịt đùi giá 140.000 đồng/kg; ba rọi rút sườn 250.000 đồng/kg; thịt nách 134.000 đồng/kg; ba rọi thường 179.000 đồng/kg; sườn non 289.000 đồng/kg; cốt lết 138.000 đồng/kg...

Bảng giá heo hơi ghi nhận ngày 5/4 - ảnh Tuổi trẻ.

Bảng giá heo hơi ghi nhận ngày 5/4 - ảnh Tuổi trẻ.

Ngày 5/4, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, các loại thịt heo của nhãn hàng Meat Deli tại các siêu thị Vinmart như ba rọi có giá 286.900 đồng/kg, sườn thăn 295.900 đồng/kg, thịt chân giò: 259.900 đồng/kg, thịt vai: 154.900 đồng, đặc biệt nạc nọng 416.900 đồng/kg...

Trong khi đó, giá cuối tháng 3, cũng của nhãn hàng này, ba rọi là 236.000 đồng/kg, sườn thăn: 255.900 đồng/kg, thịt chân giò: 164.900 đồng/kg, nạc nọng: 339.900 đồng/kg…

Còn giá thịt của các công ty thực phẩm khác tại siêu thị và bán ở chợ dân sinh có giảm nhẹ nhưng cũng vẫn ở mức rất cao.

Như tại siêu thị Co.op Mart Hà Đông - Hà Nội, nạc vai 160.900 đồng/kg, sườn thăn 177.500 đồng/kg, thịt thăn 158.000 đồng/kg, thịt mông 145.500 đồng/kg...

Còn tại các chợ dân sinh, siêu thị Vinmart, BigC thì thịt ba rọi 185.000-210.000 đồng/kg, thịt chân giò 160.000-180.000 đồng/kg, sườn thăn: 180.000-190.000 đồng/kg.

Ai chịu trách nhiệm?

Đánh giá về sự vênh giá thịt lợn, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú phân tích, vai trò và trách nhiệm chính thuộc về Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT. Bộ Công thương liên quan đến giá cả sản phẩm. Bộ NN&PTNT liên quan đến nguồn cung, tái đàn.

Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú

Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú

Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về công tác bình ổn giá thịt lợn, đưa giá thịt lợn hơi về ngưỡng thấp nhất có thể để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trước tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, những vấn đề này dường như đang bị bỏ ngỏ.

"Giá lợn thành phẩm hơn giá thịt lợn hơi là bởi lợn qua quá nhiều khâu trung gian. Bao gồm thương lái, công ty liên kết, lò mổ, đơn vị/cá nhân bán buôn, bán lẻ… khiến giá lợn móc hàm tăng từ 50 - 60%. Rõ ràng, người tiêu dùng có được thịt lợn trong bữa ăn phải chi trả thêm rất nhiều tiền. Điều này cho thấy, việc kiểm soát các khâu trung gian trong bình ổn giá thịt lợn vẫn còn nhiều bất cập. Vấn đề đáng nói ở đây là, lỗ hổng này đã được nhìn ra từ rất lâu, song dường như chưa thấy sự sát sao vào cuộc tháo gỡ từ các Bộ, ngành", ông Phú nói trên tờ Giá đình Xã hội

Cũng theo ông Phú, việc giảm giá thịt lợn về mức hợp lý là giải pháp hết sức quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trước diễn biến dịch COVID-19. Chính phủ đã rất quan tâm chỉ đạo nhưng việc tổ chức thực hiện tại các Bộ, ngành, địa phương chưa mang lại kết quả như kỳ vọng. Điều này không chỉ đòi hỏi cần có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt hơn nữa từ các đơn vị liên quan, mà còn phải có sự chung tay từ các doanh nghiệp chăn nuôi.

Bài liên quan