Giá xăng dầu 17/9/2020 hôm nay: Giá xăng dầu thế giới tăng vọt

Thứ năm, 17/09/2020, 08:46 AM

Giá xăng dầu 17/9/2020 hôm nay tiếp tục tăng mạnh tiến đỉnh 3 tháng dù cho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm, hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi bị gián đoạn.

Giá xăng dầu 17/9/2020 hôm nay tiếp tục tăng mạnh tiến đỉnh 3 tháng dù cho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm, hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi bị gián đoạn.

Giá xăng dầu 17/9/2020 hôm nay tiếp tục tăng mạnh tiến đỉnh 3 tháng dù cho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm, hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi bị gián đoạn.

Giá xăng dầu 17/9/2020, trong bối cảnh dự trữ dầu thô của Mỹ giảm và hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi của nước này bị gián đoạn, giá xăng dầu hôm nay tiếp tục tăng mạnh tiến đỉnh 3 tháng. 

Giá xăng dầu hôm nay còn được hỗ trợ bởi thông tin Mỹ sẽ sớm có vắc-xin Covid-19 trong thời gian tới và kỳ vọng của giới đầu tư vào việc FED sẽ tiếp tục duy trì lãi suất thấp cũng như triển khai các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế mới.

Giá xăng dầu thế giới 17/9/2020

Tính đến đầu giờ sáng ngày 17/9, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2020 đứng ở mức 40,50 USD/thùng, tăng 0,09 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 16/9, giá dầu WTI giao tháng 11/2020 đã tăng 1,8 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11/2020 đứng ở mức 42,37 USD/thùng, tăng 0,15 USD/thùng trong phiên và đã tăng 1,72 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 16/9.

Giá dầu ngày 17/9 tăng mạnh chủ yếu do thị trường ghi nhận thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm và nguồn cung dầu từ quốc gia nay bị gián đoạn.

Cụ thể, ngày 15/9, hơn 25% hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi của Mỹ đã bị ảnh hưởng và các cảng xuất khẩu dầu bị đóng cửa khi cơn bão Sally đổ bộ vào vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ.

Theo thống kế, năm 2019, ngành năng lượng tăng 15,11% so với cuối năm 2018. Trong quý 1 năm 2020, năng lượng đã mất 51,02%. Trong quý 2, nó tăng 55,73%. Trong khi đó, trong nửa đầu năm 2020, ngành năng lượng thấp hơn 29,12% so với mức cuối năm 2019.

Dầu thô WTI và Brent đã sụt giảm đáng kể trong Q1 sau khi dịch coronavirus bùng phát gây sức ép lên nhu cầu. Vào ngày 20 tháng 4, giá đã giảm kỷ lục và đạt mức thấp - 40,32 USD mỗi thùng cho WTI. Brent đạt mức thấp nhất trong thế kỷ này ở mức 16 USD/thùng. 

Nguyên nhân khiến xăng dầu thế giới tăng trở lại:

- Giá xăng dầu thế giới tăng trở lại do nhu cầu sử dụng xăng dầu tăng mạnh trở lại.

- Giao thông đi lai và các ngành công nghiệp có sử dụng xăng dầu, dầu nhớt… mở cửa trở lại.

- Nga và khối Opec có sự đồng thuận về việc cắt giảm sản lượng.

- Nhu cầu thế giới tăng trở lại khi sản lượng nhỏ sẽ đẩy giá xăng dầu tăng cao trở lại.

- Bộ lao động mỹ tuyên bố tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm xuống trong tháng này.

- Đây là nguyên nhân thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trở lại.Nga và Arab Saudi và khối Opec chấp nhận cắt giảm sản lượng đến hết tháng 7.

Giá xăng dầu trong nước 17/9/2020

Giá xăng dầu giảm mạnh từ 15h chiều nay 11/9/2020. Cụ thể mỗi lít xăng E5RON 92 giảm 183 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 130 đồng/lít, các mặt hàng dầu cũng giảm mạnh hơn. Cụ thể, dầu điêzen 0,05S giảm 442 đồng/lít, dầu hỏa giảm 532 đồng/lít, dầu madút giảm 240 đồng/kg.

Sau khi chi sử dụng quỹ Bình ổn giá xăng dầu, trích lập quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá xăng dầu bán lẻ từ 15h chiều nay như sau: 

- Giá xăng E5RON 92: 14.266 đồng/lít

- Giá xăng RON95: 14.984 đồng/lít

- Dầu điêzen 0,05S có giá bán: 11.518 đồng/lít

- Dầu hỏa: 9.593 đồng/lít

- Giá dầu Madút 10.943 đồng/kg

Tiêu thụ xăng E5 ngày càng giảm

Theo một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại TP. HCM, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên lượng tiêu thụ mặt hàng xăng dầu giảm đến 50%. Riêng xăng sinh học E5 ngày càng giảm mạnh.

Đại diện Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) cho biết, thời gian qua xăng E5 chưa phát triển tương xứng với yêu cầu mục đích đề ra là thay thế xăng A92 đã ngưng kinh doanh từ đầu năm 2018.Thực tế tại công ty cho thấy, tỷ trọng xăng E5 trong cơ cấu tiêu thụ xăng ngày càng giảm, nhất là từ đầu năm 2019 trở lại đây. Năm 2018, tại Saigon Petro tỷ trọng tiêu thụ xăng E5 bình quân 30,06%, đến năm 2019 giảm còn 22,65%, riêng bảy tháng đầu năm 2020 chỉ còn 16,95%.

Nguyên nhân khiến xăng E5 ngày càng lượng giảm tiêu thụ là do thói quen người tiêu dùng, mức chênh lệch giữa xăng A95 và E5 không còn hấp dẫn người mua. Ví dụ hiện nay giá xăng A95 chỉ 15.080 đồng/ lít, xăng E5 14.260 đồng/lít nên người dân thường chọn xăng A95.

Mặt khác, về chiết khấu, hiện nay người bán hưởng chiết khấu xăng A95 là 1.300 đồng/lít, xăng E5 1.100 đồng/lít. Nếu tăng mức chiết khấu cho người bán thì xăng E5 cũng khó tăng tiêu thụ vì mặt hàng này phụ thuộc vào thói quen của người tiêu dùng chứ không phải người bán.

Còn theo đại diện Saigon Petro, nguyên nhân khiến tiêu thụ xăng E5 thấp là do:

Thứ nhất, nhiều người dân không quan tâm cũng như tâm lý quen dùng xăng khoáng để yên tâm về chất lượng.

Thứ hai là chênh lệch giá giữa xăng A95 và xăng E5 ngày càng thấp nên không hấp dẫn người tiêu dùng. Cụ thể, năm 2018 mức chênh lệch giá bán lẻ xăng A95 và xăng E5 là 1.552 đồng/lít; năm 2019 là 1.200 đồng/lít. Trong tám tháng đầu năm 2020 mức chênh lệch chỉ còn 725 đồng/lít.

Thứ ba với sản lượng tiêu thụ xăng E5 ít, nhiều đại lý, cửa hàng bán lẻ dần dần lơ là việc giới thiệu bán xăng E5, thậm chí loại bỏ hẳn trụ bơm bán xăng E5 và chuyển sang bán xăng A95.

Thứ tư, đối với các doanh nghiệp đầu mối, các doanh nghiệp tiêu thụ mạnh mặt hàng xăng E5 thì quỹ bình ổn giá đó sẽ giảm đáng kể. Trong khi các doanh nghiệp đầu mối không có mặt hàng xăng E5 thì quỹ bình ổn giá vẫn được đảm bảo. Điều này sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh mặt hàng xăng E5.

Bài liên quan