Giá xăng dầu hôm nay 21/3: Một tuần lao dốc, giá xăng dầu sắp giảm lần đầu tiên sau hơn 4 tháng

Chủ nhật, 21/03/2021, 07:32 AM

Giá xăng dầu hôm nay 21/3, với công ty khai thác dầu khi thì tuần qua là thời điểm giao dịch tồi tệ nhất khi giá dầu liên tục giảm nhưng với người dân có thể giá xăng dầu sắp giảm lần đầu tiên sau hơn 4 tháng.

>>> Giá xăng dầu hôm nay 22/3: Đầu tuần lao dốc giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay 21/3, với công ty khai thác dầu khi thì tuần qua là thời điểm giao dịch tồi tệ nhất khi giá dầu liên tục giảm nhưng với người dân có thể giá xăng dầu sắp giảm lần đầu tiên sau hơn 4 tháng.

Giá xăng dầu hôm nay 21/3, với công ty khai thác dầu khi thì tuần qua là thời điểm giao dịch tồi tệ nhất khi giá dầu liên tục giảm nhưng với người dân có thể giá xăng dầu sắp giảm lần đầu tiên sau hơn 4 tháng.

Giá xăng dầu hôm nay 21/3

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/3, tuần qua chịu tác động bởi dịch Covid-19: WTI ngưỡng 61,20 USD/thùng; Dầu Brent 64,29 USD/thùng. Hôm qua dù giá dầu bật tăng nhưng vẫn ghi nhận một tuần giao dịch tồi tệ nhất với mức giảm mạnh kể từ tháng 10.

Kết thúc phiên giao dịch tuần này, giá dầu đã tăng hơn 2% trong giao dịch đầy biến động vào thứ Sáu sau khi đợt bán tháo từ đầu tuần đã xóa mất 7% mức giá so với tuần trước khi làn sóng Covid-19 báo động khắp Châu Âu làm giảm kỳ vọng về nhu cầu phục hồi của nhiên liệu. Cụ thể, dầu WTI tăng 1,20 USD/thùng tương ứng 2,00% lên mức 61,20 USD/thùng; Dầu Brent tăng 1,11 USD/thùng tương ứng 1,75% lên mức 64,39 USD/thùng.

Dầu giảm trong tuần khi một số nền kinh tế lớn ở châu Âu áp dụng lại các biện pháp ngừng hoạt động và chương trình tiêm chủng bị chậm lại do các vấn đề phân phối và lo ngại về các tác dụng phụ tiềm ẩn.

Sau 4 phiên giảm liên tiếp, thị trường chuyển sang xu hướng tăng vào thứ Sáu, được thúc đẩy bởi tâm lý rằng việc bán tháo đã quá hạn.

Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao tại Price Futures Group ở Chicago cho biết, việc bán tháo có thể đã tác động làm chậm đà tăng giá. Tuy nhiên, có thể đây là bằng chứng phù hợp nhất để OPEC + phải xem xét khi mối lo Covid-19 đang cận kề.

Vì vậy, điều này làm tăng khả năng họ sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng một lần nữa. Cùng đó, với việc giá dầu giảm mạnh, nó có thể làm giảm động lực của các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ khi thực trạng, giá dầu lên, sản xuất đá phiến của Hoa Kỳ cũng là một phần khiến cung vượt quá cầu.

Goldman Sachs cho biết, những khó khăn liên quan đến nhu cầu của Liên minh châu Âu và nguồn cung của Iran sẽ làm chậm quá trình tái cân bằng thị trường dầu 750.000 thùng/ngày trong quý II, mặc dù họ hy vọng nhóm OPEC + sẽ hành động để bù đắp điều đó.

Iran đã chuyển lượng dầu thô kỷ lục cho khách hàng tiêu thụ hàng đầu là Trung Quốc trong những tháng gần đây.

Trong khi, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã bổ sung phần dầu cho Iran vào kế hoạch nhập khẩu hàng năm của họ với giả định rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các nhà cung cấp OPEC sẽ sớm được giảm bớt.

Giá xăng dầu trong nước tăng mạnh

Từ 15h chiều ngày 12/3, mỗi lít xăng tăng 691-797 đồng và dầu tăng 558-652 đồng. 

Cụ thể, liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, giá xăng E5 RON 92 từ 15h ngày 12/3 là 17.722 đồng một lít (tăng 691 đồng). RON 95 là 18.881 đồng một lít (tăng 797 đồng). Dầu hoả là 13.173 đồng, tăng 563 đồng; dầu diesel là 14.401 đồng, tăng 558 đồng; dầu madut là 13.779 đồng một kg, tăng 652 đồng.

Ở lần điều chỉnh này, nhà điều hành tiếp tục không trích quỹ bình ổn với bất cứ mặt hàng nào nhưng chi 2.000 đồng một lít, tương đương kỳ trước, từ quỹ bình ổn để bù cho mỗi lít xăng. Nếu không tiếp tục chi Quỹ BOG, giá các loại xăng dầu sẽ tăng so với giá hiện hành khoảng 1.158-2.690 đồng một lít, kg.

Thống kê từ đầu năm 2021 đến lần điều hành này, giá xăng dầu đã có 4 lần tăng, 1 lần điều chỉnh giữ nguyên. Trong 8 kỳ điều hành giá xăng dầu gần đây, có đến 7 lần tăng chỉ có 1 lần giá xăng dầu giữ nguyên.