Giải phóng mặt bằng, giải tỏa các khu vực phục vụ công tác trùng tu di tích
Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống di tích Kinh thành Huế (giai đoạn 2) và các công trình tu bổ cấp thiết (giai đoạn 2021 - 2025) có tổng nguồn vốn 2.542 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra các điểm phát lộ trên khu vực Thượng thành.
Ngày 6/11, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - đã có buổi làm việc với đại diện các sở, ban, ngành, địa phương về Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế (giai đoạn 2) và các công trình tu bổ cấp thiết (giai đoạn 2021 - 2025).
Tại đây, ông Thọ yêu cầu các đơn vị liên quan cần khẩn trương giải phóng mặt bằng, giải tỏa các khu vực phục vụ công tác trùng tu di tích nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn.
Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống di tích Kinh thành Huế (giai đoạn 2) và các công trình tu bổ cấp thiết (giai đoạn 2021-2025) do trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư có tổng nguồn vốn 2.542 tỷ đồng.
Dự án có nhiều hợp phần cần tu bổ, tôn tạo, phạm vi rộng lớn bao gồm nhiều phường ở TP Huế và thị xã Hương Trà.
Hiện công tác giải phóng mặt bằng khu vực Thượng thành và Eo Bầu từ cửa Thượng Tứ đến Quan Tượng Đài đã hoàn thành; khu vực Eo Bầu, tuyến phòng hào, tuyến phòng lộ, hồ tịnh Tâm, Trấn Bình Đài sẽ hoàn thành trong năm 2020.
Ngoài ra, đề xuất giải tỏa dọc theo đồn Mang cá gồm các đường Mang Cá, Lê trung Đình, Lương y để thực hiện dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế.
Sau khi nghe các đơn vị, địa phương báo cáo, ông Thọ chỉ đạo các đơn vị liên quan cần khẩn trương giải phóng mặt bằng, giải tỏa các khu vực phục vụ công tác trùng tu di tích nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn; di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực di tích đến khu dân cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan; phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Riêng công tác trùng tu, cần đánh giá hiện trạng các công trình tu bổ khẩn cấp, ưu tiên mở rộng phạm vi giải phóng mặt bằng để tôn tạo, phát huy di tích khu vực Kinh thành Huế như Đàn Xã Tắc, khu Lục Bộ để người dân ổn định cuộc sống; giải phóng mặt bằng, cải tạo, phục hồi thích nghi hồ Tịnh Tâm, trả lại giá trị vốn có của một di tích… Đồng thời, xin chủ trương đầu tư để đưa vào bố trí vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 sớm nhất có thể.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Thừa Thiên Huế sẽ bắn pháo hoa đón năm mới Tân Sửu ở đâu?
Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nhận thêm 67 công dân về cách ly
Hơn 900 gia súc bị chết rét ở một huyện miền núi, Thừa Thiên Huế yêu cầu lập đoàn kiểm tra
Không ở nơi trọng điểm rét đậm, rét hại, gia súc ở Thừa Thiên Huế bị thiệt hại nhiều hơn các tỉnh phía Bắc
Người lao động nghèo xứ Huế mưu sinh trong đêm giá lạnh

Bằng cách nào hàng lậu của Nhật Cường lọt qua sân bay Nội Bài?
16/01/2021, 10:21
Tạm cấm nhiều tuyến đường ở Hà Nội để phục vụ Đại hội Đảng lần thứ XIII
16/01/2021, 10:21
Điều tra vụ King Home Land lừa bán đất nền
16/01/2021, 07:25
Thanh niên tử vong sau va chạm với xe của Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng
14/01/2021, 15:35
Hai tiệm vàng ở Hà Nội giao dịch ngàn tỷ đồng với Công ty Nhật Cường
13/01/2021, 21:48
Lời khai bất ngờ của ông Tất Thành Cang: Bị cấp dưới gài?
13/01/2021, 13:12
Vụ án Nhật Cường: Đề nghị truy tố 15 bị can, gồm những ai?
13/01/2021, 13:11
Novaland hỗ trợ Sài Gòn FC phát triển bền vững và vươn tầm quốc tế
13/01/2021, 09:47
Khai trương Phòng Kinh doanh và căn hộ mẫu Bien Hoa Universe Complex
12/01/2021, 11:38BIDV rao bán loạt tài sản đảm bảo thu khoản nợ 'khủng' hơn 2.400 tỷ của 'đại gia' khoáng sản
Tài sản đảm bảo của khoản nợ gồm nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn cùng các mỏ nguyên liệu, quyền khai thác mỏ, bất động sản,... được BIDV rao bán.
Bất động sản phía Tây: “Khẩu vị đắt giá” của giới nhà giàu Hà Thành
Bất động sản phía Tây Hà Nội đã “nóng” suốt hơn một thập kỷ qua và hứa hẹn tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Không thể phủ nhận, giới nhà giàu Hà Thành “đóng góp” công sức lớn để duy trì “sức nóng” cho bất động sản phía Tây.
Bầu Đức: 'Tôi năn nỉ ông Trần Bá Dương thâu tóm công ty nông nghiệp'
Bầu Đức nói rất vinh dự khi HAGL Agrico được ông Trần Bá Dương thâu tóm và nhờ vậy "lần đầu có một công ty không nợ ngân hàng".
'Muôn kiểu' ngắm pháo hoa của dân Hà thành
Ngắm pháo hoa trong mùa Tết được xem là sự kiện trọng đại của Thủ đô và là nét văn hóa của người dân Hà Nội từ xưa đến nay. Tuy nhiên, sẽ không ít người cảm thấy ấm ức hay ngần ngại khi phải chen chân giữa dòng người đông đúc mà vẫn không có được điểm đón pháo hoa như ý.
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng hầu tòa
Cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng 9 đồng phạm sẽ bị xét xử sơ thẩm vụ sai phạm chuyển quyền sử dụng hơn 6.000 m2 đất ở trung tâm TP HCM.
Hé lộ cuộc đối thoại 'vòi tiền' của Trưởng đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng
Trong cáo trạng về vụ án Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng "vòi tiền" thể hiện việc, bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh - Trưởng đoàn đã có những cuộc đối thoại "vòi vĩnh".
Máy bay không dám hạ cánh xuống Nội Bài vì nghi mèo chạy qua đường băng
Một chuyến bay từ TP HCM ra Hà Nội đã không thể hạ cánh xuống sân bay Nội Bài do nghi ngờ có cá thể mèo chạy qua đường băng.
Hoãn phiên xử Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng 'vòi tiền' ở Vĩnh Phúc
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng "vòi tiền" ở Vĩnh Phúc xảy ra hồi tháng 6/2019 đã tạm hoãn vì vắng mặt nhiều người.
Sáng nay xét xử Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng 'vòi tiền' ở Vĩnh Phúc
Sáng nay (4/1), TAND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đưa vụ án Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng "vòi tiền" ra xét xử sơ thẩm.