Gián Đức xuất hiện nhiều, ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe và cách phòng trừ

Thứ hai, 03/06/2019, 07:59 AM

Gián Đức đang xuất hiện tràn lan tại nhiều chung cư ở Hà Nội. Cách diệt chúng không phải là khó nếu bạn biết cách và chịu khó... dọn dẹp nhà cửa.

gian-duc-xam-nhap-nhieu-khu-chung-cu-mang-lai-nhieu-nguy-co-ve-benh-tat-can-phai-luu-y
Gián Đức là loài động vật ngoại lai gây hại cho con người.

Những ngày qua, nhiều khu chung cư tại Hà Nội bị gián Đức - Một sinh vật ngoại lai xâm nhập, làm tổ và rất khó diệt. Loài vật này có đặc tính nhỏ bé, rất khó diệt bằng loại thuốc diệt gián thông thường bởi chúng có cơ chế kháng thuốc và đặc biệt khi sinh sống ở điều kiện nóng ẩm như tại Việt Nam chúng có tốc độ sinh sôi nhanh, kèm theo đó là những hiểm hoạ về sinh khoẻ khôn lường cho con người.

Gián Đức là một trong số những chủng gián phổ biến nhất trong họ nhà gián, trên trái đất có khoảng 4.600 loài gián, trong số đó chỉ dưới 30 loài lọt danh sách động vật gây hại. Gián Đức có kích cỡ nhỏ hơn gián thông thường, con trưởng thành có chiều dài khoảng nửa inch.

Chúng có màu nâu nhạt và hơi ngả vàng. Một đặc điểm nhận biết là những vạch ngang tối màu phía sau đầu. trên phần lưng. Gián Đức trưởng thành có cánh to và có thể bay trong khoảng ngắn, dù chúng hiếm khi bay.

Trái với loài gián Châu Á thích sống ở ngoài trời, loài gián Đức thường trú ngụ trong các cơ sở có người sinh sống: cửa hàng ăn, cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm, khách sạn, nhà nghỉ, v.v… Chúng không có khả năng sinh tồn tốt ngoài tự nhiên và sẽ sớm bỏ mạng, đó là lý do chúng lại là nỗi ám ảnh với con người đến thế.

Loài gián này vào Việt Nam từ năm 1999 theo đường hàng không hoặc tàu biển qua thùng hàng hoặc đồ vận chuyển từ nước ngoài mang theo trứng gián trong các thùng giấy, hộp giấy. Chúng ưa môi trường ẩm ướt nên sinh sản nhanh. Trong cả cuộc đời, chúng sinh sản từ 4 đến 5 lần, mỗi lần đẻ từ 3 đến 4 bọc trứng và sinh sản nhanh nếu gặp môi trường thuận lợi. 

gian-duc-xam-nhap-nhieu-khu-chung-cu-mang-lai-nhieu-nguy-co-ve-benh-tat-can-phai-luu-y
Loài vật nhỏ bé này từng được phát hiện trong những mẫu hoá thạch có niên đại lên tới 50 triệu năm.

Gián Đức có "khẩu vị" là những thức ăn thừa, thịt, đường hoặc đồ ăn từ rác bẩn, cống rãnh. Chính vì thế chúng "vô tình" là vật mang mầm bệnh và thường trên cơ thể chúng có các vi khuẩn từ các vùng khác nhau lên thức ăn hoặc các bề mặt dùng để chuẩn bị thức ăn như thớt, bàn làm bếp. Những vi khuẩn thường có liên hệ với gián Đức bao gồm: E. coli, Salmonella, Shigella… có thể gây ra chứng viêm phổi và nhiều nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng như giun móc, sán đũa, sán dây…

Gián Đức có thể gây các phản ứng dị ứng của cơ thể do chúng để lại chất thải và lột xác xung quanh không gian trong nhà. Những biểu hiện dị ứng là mẩn đỏ trên da, cay mắt, hắt hơi, các bệnh đường mũi và hen suyễn trong một số trường hợp nghiêm trọng. 

Ngoài ra, sự sinh sản và luôn có mặt tại tất cả những nơi trong căn nhà cũng khiến ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của gia chủ.

Theo trang Waltham, đôi khi trong những hoàn cảnh hy hữu gián Đức đôi khi có thể cắn con người khi chúng tìm thức ăn, hoặc khi thức ăn dính trên cơ thể người (như vụn bánh, thức ăn thừa). Việc cắn thường xảy ra khi số gián nhiều hơn số thức ăn chúng cần.

Tuy các vết thương thường không gây ra nhiều vấn đề lớn, nhưng với những vi khuẩn chúng mang theo trên người, việc viêm nhiễm sẽ xảy ra dễ dàng nếu không cẩn thận.

gian-duc-xam-nhap-nhieu-khu-chung-cu-mang-lai-nhieu-nguy-co-ve-benh-tat-can-phai-luu-y
Gián Đức có thể tăng "quân số" một cách nhanh chóng khi có điều khiện thuận lợi.

Hành trình để diệt tổ gián Đức không phải là vấn đề khó mà phải cần thời gian, trước hết bạn cần thường xuyên dọn vệ sinh căn bếp, không để thực phẩm thừa vường vãi thu hút gián đến tìm thức ăn. Dùng các chất đuổi gián tự nhiên như tinh dầu bạc hà, vỏ dưa leo, vỏ cam quýt, tỏi, dầu đinh hương...

Trong thời gian gần đây một số loại bả đặc trị gián Đức cũng đã được nhập về và dần phổ biến ở các thành phố, những loại bả này thường thu hút gián đến ăn và sau đó mang về tổ chia cho cả đàn rồi dần tiêu diệt tận gốc.

 

Người phụ nữ 10 năm không uống thuốc tẩy giun vô tình 'nuôi' ký sinh trùng 15cm trong dạ dày

Bệnh nhân thấy đau bụng quanh rốn, thi thoảng thấy hoa mắt chóng mặt nhẹ, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi. Khi vào viện nội soi dạ dày mới phát hiện có kí sinh trùng giun đũa trong cơ thể.

 

Tiếp tục 800 trẻ huyện Thuận Thành đến Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng TW xét nghiệm sán lợn

Sau khi phát hiện 62 trường hợp trẻ tại huyện Thuận Thành nhiễm sản lợn, trong sáng nay Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng tiếp nhận con số lớn tới 800 trẻ đến xét nghiệm phát hiện sán.

 

Video: Bé gái 6 tuổi bị đỉa ký sinh trong mũi vì lý do đa số trẻ em đều thích làm

Bé gái 6 tuổi tại Lào Cai uống nước suối đã vô tình đưa ký sinh trùng vào cơ thể, con vật nhanh chóng phát triển và kẹt trong khoang mũi khiến em nhỏ phải cấp cứu.