Giao thông hàng không Nam Bộ: Quá tải sân bay Tân Sơn Nhất, lãng phí sân bay Cần Thơ

Thứ sáu, 23/08/2019, 15:24 PM

Nói về bất cấp giao thông hàng không Nam Bộ, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng, nguyên nhân do quá trập trung khai thác sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, trong khi quá lãng phí sân bay quốc tế Cần Thơ.

giao-thong-hang-khong-nam-bo-qua-tai-san-bay-tan-son-nhat-lang-phi-san-bay-can-tho
 PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng, nguyên nhân do quá trập trung khai thác sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, trong khi quá lãng phí sân bay quốc tế Cần Thơ. 

Trong bài viết gửi đến chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – Nguyên trưởng bộ môn hàng không, ĐH Bách khoa TP HCM đã chỉ ra bất cập về giao thông hàng không Nam Bộ.

Chúng tôi xin gửi độc giả bài viết của PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

“Vùng Nam bộ hiện nay có 6 cảng hàng không dân dụng, trong đó có 3 cảng hàng không quốc tế mà Cảng hàng không Quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất có lượng hành khách lớn nhất nước.

Tính trung bình trong 5 năm qua, lượng hành khách hàng năm qua vùng Nam bộ chiếm 44% của cả nước, trong đó Tân Sơn Nhất chiếm 91% của vùng Nam bộ và 40% của cả nước. Lượng khách quốc tế qua vùng Nam bộ chiếm 51% của cả nước, trong đó Tân Sơn Nhất chiếm 99% của vùng Nam bộ và 50% hành khách quốc tế của cả nước.

Tính trung bình trong 5 năm qua lượng hàng hóa hàng năm qua vùng Nam bộ chiếm 44% của cả nước, trong đó Tân Sơn Nhất chiếm 98% của vùng Nam bộ và 43% của cả nước. Lượng hàng hóa quốc tế qua vùng Nam bộ chiếm 45% của cả nước, trong đó Tân Sơn Nhất chiếm gần 100% của vùng Nam bộ và 45% hàng hóa quốc tế của cả nước.

Mặc dầu do sự phát triển của các sân bay trong khu vực Nam bộ và trên toàn quốc, các tỷ lệ này có giảm dần trong những năm gần đây, nhưng CHKQT Tân Sơn Nhất vẫn giữ vị trí rất quan trọng.

Mặc dù chỉ có CHKQT Tân Sơn Nhất bị quá tải, nhìn chung tổng số lượng hành khách qua các cảng vùng Nam bộ năm 2018 là 42,9 triệu hành khách (HK), cũng vượt xa tổng năng suất thiết kế 36,1 triệu HK của các cảng. 

Tốc độ tăng trưởng hành khách hàng năm qua các cảng vùng Nam bộ tuy năm 2018 vừa qua có giảm nhưng vẫn lớn hơn tốc độ tăng trưởng GDP.

giao-thong-hang-khong-nam-bo-qua-tai-san-bay-tan-son-nhat-lang-phi-san-bay-can-tho
Quá tải sân bay Tân Sơn Nhất, lãng phí sân bay Cần Thơ. Ảnh minh họa

CHKQT Tân Sơn Nhất tiếp tục quá tải trong khi kế hoạch mở rộng tăng năng suất lên 50 triêu HK/năm lại chậm triển khai và có thể đến năm 2022 mới hoàn tất. Với tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua, dự báo nhu cầu hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất năm 2021 là trên 50 triêu HK/năm.

Vì báo cáo nghiên cứu khả thi dự án CHKQT Long Thành đến cuối năm 2019 mới được đưa ra Quốc Hội xem xét, CHKQT Long Thành khó có thể hoàn tất giai đoạn 1 để đi vào hoạt động năm 2025, CHKQT Tân Sơn Nhất tiếp tục quá tải đến năm 2025 và có thể sau đó nữa.

Vào năm 2020, CHKQT Phú Quốc sẽ đạt năng suất thiết kế 4 triệu HK/năm và việc đầu tư xây dựng thêm nhà ga hành khách và bãi đỗ máy bay sẽ nhanh chóng đưa năng suất lên 10 triệu HK/năm.

CHKQT Cần Thơ không được khai thác hiệu quả nên năm 2018 chỉ mới sử dụng 27% năng suất thiết kế. Đó là một sự lãng phí đối với vai trò vị trí CHKQT Cần Thơ.

Sân bay Côn Đảo vào năm 2018 đã khai thác 80% năng suất thiết kế 500.000 HK/năm nhờ khách du lịch, trong khi sân bay Rạch Giá và Cà Mau chỉ khai thác 12% năng suất thiết kế 300.000 HK/năm. Thế mà các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh đều có dự án xây dựng sân bay (3.400 tỷ đồng cho sân bay An Giang), đặc biệt Bạc Liêu đề nghị dời sân bay Cà Mau lên Bạc Liêu.

giao-thong-hang-khong-nam-bo-qua-tai-san-bay-tan-son-nhat-lang-phi-san-bay-can-tho
Bản vẽ Quy hoạch tổng thể TSN đến năm 2015 được TTgCP phê duyệt năm 1995

3 CHK quốc tế Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc được đầu tư 14.700 tỷ đồng cho đến năm 2020 để có tổng năng suất 52 triệu HK/năm trên tổng diện tích 2.295 ha, rồi  được đầu tư thêm 10.100 tỷ đồng trong thời gian từ năm 2020 đến 2030 để tăng thêm 6 triêu HK/năm thành tổng năng suất 58 triêu HK/năm trên tổng diện tích 2.417 ha. Điều đặc biệt là diện tích CHKQT Tân Sơn Nhất được ghi trong cả hai Phụ lục I và II là 1.122 ha hoàn toàn giống với con số trong Quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất do Viện Nghiên cứu Quy hoạch Xây dựng và Kiến trúc Đô thị - TP Hồ Chí Minh lập năm 1994 mà được Thủ tướng Chính phủ duyệt ngày 27 tháng 2 năm 1995. 

3 CHK quốc nội Côn Đảo, Cà Mau và Rạch Giá được đầu tư 1.100 tỷ đồng cho đến năm 2020 để có tổng năng suất 1,1 triệu HK/năm trên tổng diện tích 433 ha, rồi được đầu tư thêm 6.200 tỷ đồng trong thời gian từ năm 2020 đến 2030 để tăng thêm 2,4 triệu HK/năm thành tổng năng suất 3,5 triệu HK/năm trên tổng diện tích 636 ha.

Hai sân bay Phú Quốc và Côn Đảo có nhu cầu hành khách gia tăng nên việc đầu tư cho giai đoạn tiếp theo là cần thiết và hiệu quả. Hai sân bay Cà Mau và Rạch Giá đang hoạt động chỉ với 12% năng suất thiết kế mà tốc độ tăng trưởng nhu cầu hành khách thấp nên việc đầu tư cho giai đoạn tiếp cần xem xét kỹ lưỡng vì có thể là không cần thiết và lãng phí.

Hạ tầng giao thông hàng không vùng Nam bộ đang có 2 vấn đề chính, một là quá trập trung khai thác sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến mức quá tải mà không thể giải quyết được bằng dự án sân bay Long Thành, hai là quá lãng phí sân bay quốc tế Cần Thơ vì không có những biện pháp tổng hợp và đồng bộ để mở những đường bay quốc tế từ sân bay Cần Thơ.

giao-thong-hang-khong-nam-bo-qua-tai-san-bay-tan-son-nhat-lang-phi-san-bay-can-tho
WIG craft của Singapore.

Mặt khác một số sân bay quân sự và nhiều sân bay không hoạt động khác ở vùng Nam bộ có thể đầu tư để sử dụng cho hoạt động hàng không dân sự, đặc biệt là sân bay Vũng Tàu và Biên Hòa. Nhiều sân bay đang bị bỏ hoang cần được cải tạo để sử dụng cho hoạt động bay taxi, bay hàng không chung (general aviation), bay cứu thương cứu hộ, bay trung chuyển “feeder” đưa gom hành khách cho các máy bay lớn bay đường dài…

Đặc điểm của vùng Nam bộ là nhiều sông nước và bờ biển, nên rất thuận lợi cho việc sử dụng tàu thủy bay (WIG craft) và thủy phi cơ lưỡng dụng để kết nối giao thông đường thủy với đường hàng không.

 

Quá tải sân bay Tân Sơn Nhất: Góp ý của chuyên gia bị rơi vào quên lãng

Vấn đề quá tải sân bay Tân Sơn Nhất được nói đến rất nhiều, đây là vấn đề nhận được nhiều ý kiến đóng góp, thậm chí một đội ngũ chuyên gia được mời tư vấn. Tuy nhiên những góp ý của chuyên gia bị rơi vào quên lãng, còn sân bay cứ ùn tắc.

 

Sân bay Tân Sơn Nhất tắc nghẽn, vì sao không lắng nghe ý kiến chuyên gia?

Cứ 1,5 phút lại có một chuyến bay cất, hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất, cảnh tắc nghẽn sân bay này tái hiện khiến dư luận đặt ra câu hỏi vì sao rất nhiều ý kiến chuyên gia đóng góp nhưng không được ghi nhận.

 

Dân than trời 'chết nóng' vì tòa nhà gần 1 thập kỷ chưa xong của Tập đoàn DOJI

Tòa nhà số 5 Lê Duẩn (Hà Nội) do Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI làm chủ đầu tư xây dựng gần 10 năm chưa xong nay đi vào giai đoạn hoàn thiện đã khiến người dân xung quanh kêu trời vì nguy cơ bị nhiễm ánh nắng quá mức.