Giữa lùm xùm 'bán hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt', Asanzo đang bán gì tại Việt Nam?

Chủ nhật, 23/06/2019, 14:04 PM

Các sản phẩm được Asanzo rất đa dạng, từ các thiết bị điện tử, điện lạnh đến điện gia dụng trong gia đình, trước khi xảy ra "lùm xùm bán hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt", Asanzo đã vươn lên top 3 thị trường điện tử Việt Nam.

giu-lum-xum-ban-hang-trung-quoc-doi-lot-hang-viet-asanzo-dang-ban-gi-tai-viet-nam
Giữ lùm xùm 'bán hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt', Asanzo đang bán gì tại Việt Nam? Ảnh minh họa

Được thành lập từ năm 2013, trải qua 6 năm phát triển từ một doanh nghiệp không có tên tuổi, trước khi xảy ra "lùm xùm bán hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt", Asanzo đã vươn lên top 3 thị trường điện tử Việt Nam.

Asanzo đa dạng sản phẩm

Năm 2018, Asanzo đã bán ra trên 4 triệu sản phẩm các loại, đạt doanh thu 6.250 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2017. Trong năm nay, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu lên đến 10.000 tỷ đồng. Vậy Asanzo đang bán những gì tại thị trường trong nước?

Trên website chính thức của doanh nghiệp này có thể thấy, Asanzo tập trung vào các thiết bị điện tử, điện lạnh, điện gia dụng trong gia đình như tivi, điện thoại, tủ đông lạnh máy điều hòa, quạt làm mát không khí...

giu-lum-xum-ban-hang-trung-quoc-doi-lot-hang-viet-asanzo-dang-ban-gi-tai-viet-nam
Một số sản phẩm Asanzo đang bán tại Việt Nam
giu-lum-xum-ban-hang-trung-quoc-doi-lot-hang-viet-asanzo-dang-ban-gi-tai-viet-nam

Nếu là một khách hàng của Asanzo, nhìn danh mục cách sản phẩm mà hãng này đang bày bán thì chắc chắn một điều là, bạn có thể chọn toàn bộ đồ dùng điện tử điện lạnh phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình của thương hiệu mang tên Asanzo này từ tivi, tủ lạnh, bình nước, nồi cơm điện, ấm điện, quạt điện, máy lọc nước lò vi sóng, lò nướng...

Đối với một doanh nghiệp, kinh doanh đa dạng các mặt hàng mà theo như công bố có "xuất xứ Việt Nam" như Asanzo là một điều khá hiếm. 

Hơn nữa, sản phẩm với giá rẻ thì Asanzo lại đa dạng các lựa chọn, tập trung vào nhiều phân khúc khác nhau tại thị trường để tranh thị phần với các hãng kinh doanh khác trong và ngoài nước.

Vì thế, trong thời gian ngắn Asanzo đã vươn lên top 3 thị trường điện tử Việt Nam.

Từng dính nhiều xử phạt hành chính về thuế

Theo Tạp chí VietQ, rong thời gian hoạt động (từ 2014-2016), Asanzo cũng có nhiều sai phạm về thuế. Ngày 16/1/2017, Chi cục Thuế Bình Tân đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo với hàng loạt vi phạm như: Vi phạm thủ tục về thuế; Khai sai dẫn tới thiếu số tiền nộp thuế; Chậm nộp thuế; Truy thu thuế…với tổng số tiền lên tới hơn 250 triệu đồng.

Ngày 7/3/2017, Chi cục thuế Bình Tân tiếp tục ra quyết định xử phạt thêm doanh nghiệp này vì vi phạm hành chính về hóa đơn với số tiền là 6 triệu đồng do đã vi phạm nhiều lần và có tình tiết tăng nặng.

Đầu năm 2017, Chi cục Thuế Bình Tân là đơn vị quản lý trực tiếp và duy nhất thu thuế của Asanzo Việt Nam đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo cũng chỉ mới nộp tiền tạm ứng thuế mỗi công ty 20 triệu đồng, ngoài ra chưa thu được thêm được khoản nào...

Scandal "bán hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt"

Ngày 21/6 Báo Tuổi trẻ đã có loạt bài điều tra khá công phu về việc công ty Asanzo - hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt.

giu-lum-xum-ban-hang-trung-quoc-doi-lot-hang-viet-asanzo-dang-ban-gi-tai-viet-nam
Điều tra của Tuổi Trẻ cho thấy Asanzo là hàng Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam! Ảnh minh họa

Theo báo Tuổi Trẻ, Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam công bố các sản phẩm nhãn hiệu Asanzo đang "làm mưa làm gió" trên thị trường là hàng Việt. Tuy nhiên, điều tra của Tuổi Trẻ cho thấy Asanzo là hàng Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam!

Sau khi chứng minh hàng loạt công ty nhập đồ điện gia dụng hiệu  Asanzo từ Trung Quốc, Báo Tuổi Trẻ tiếp tục tập trung làm rõ tivi và máy lạnh nhãn hiệu  Asanzo bán trên thị trường có phải là hàng Việt, xuất xứ Việt Nam như công ty công bố? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã theo hàng trăm container từ Trung Quốc về Việt Nam và "đột nhập" vào tận nhà máy  Asanzo ở KCN Vĩnh Lộc, Tân Bình (TP HCM)...

Liên quan tới nghi vấn “Asanzo là hàng Trung Quốc 'đội lốt' Việt Nam”, CEO tập đoàn Asanzo - ông Phạm Văn Tam cho biết, trước đây, thuế nhập khẩu các mặt hàng điện gia dụng còn cao, do vậy Asanzo đã cho xây dựng các dây chuyền lắp ráp để sản xuất mặt hàng này trong nước.

Sang nửa cuối năm 2018, đầu năm 2019, khi thuế các mặt hàng này trở về 0, nhận thấy không có lãi, Asanzo đã không sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng này nữa mà chỉ tập trung vào 2 dòng sản phẩm chính là TV và điều hòa không khí.

CEO Asanzo giải thích rằng, từ một năm trở lại đây, Asanzo không còn lắp ráp các mặt hàng điện gia dụng nữa mà chuyển giao nhóm ngành hàng này cho các công ty phụ trợ. Từ đó, tồn tại 2 dòng sản phẩm khác nhau cùng modern và logo Asanzo.

Nhánh thứ nhất bao gồm các thiết bị điện gia dụng được Asanzo lắp ráp trong nửa đầu năm 2018 trở về trước và gắn nhãn Việt Nam. Với nhánh thứ 2, những thiết bị này được các công ty phụ trợ của Asanzo nhập khẩu về Việt Nam và có xuất xứ từ Trung Quốc.

Về lô hàng linh kiện lò nướng thủy tinh bị Cục Hải quan TP.HCM kiểm tra tháng ngày 7/9/2018, ông Tam khẳng định Asanzo đã ngừng sản xuất các mặt hàng này từ khoảng tháng 6/2018.

Theo ông Phạm Văn Tam, việc việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm đã không còn mới. Tuy nhiên, khi gắn nhãn bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình.

Tước chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao với Asanzo

Theo đại diện Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam của Asanzo đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt.

giu-lum-xum-ban-hang-trung-quoc-doi-lot-hang-viet-asanzo-dang-ban-gi-tai-viet-nam

"Thay mặt ban chấp hành, tôi nhận lỗi với người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính về sai sót này", bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, cho biết trong thông cáo phát ra chiều 21/6.

Theo bà Hạnh, hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt, và ảnh hưởng xấu tới uy tín chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Nhiều trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam có kinh doanh các sản phẩm của Asanzo như Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim, Adayroi... khi được phóng viên hỏi đều được trả lời rằng đang chờ đợi thông tin thức từ cả Asanzo và các cơ quan chức năng để quyết định những bước tiếp theo.

Doanh nhân Phạm Văn Tam - CEO Asanzo là ai?

Ông chủ Asanzo, ông Phạm Văn Tam sinh năm 1980 trong gia đình có truyền thống làm nghề gốm sứ ở vùng biên giới Móng Cái – Quảng Ninh.

giu-lum-xum-ban-hang-trung-quoc-doi-lot-hang-viet-asanzo-dang-ban-gi-tai-viet-nam
Doanh nhân Phạm Văn Tam - CEO Asanzo.

Từ thuở thiếu thời, ông Phạm Văn Tam không muốn tiếp bước gia đình và cũng chẳng thích học ĐH nên đã tìm đến con đường kinh doanh. Sau nhiều đợt "phong ba bão táp" trắng tay, may mắn đã mỉm cười với Phạm Văn Tam khi trở thành chủ nhân của thương hiệu tivi Việt Asanzo, nhà tài trợ CLB bóng đá Hải Phòng. Không dừng lại ở tivi, ông Tam còn lấn sân sang thị trường điện thoại thông minh.

Năm 18 tuổi, ông Phạm Văn Tam quyết định không vào đại học mà đi học chụp ảnh, sau 2 năm, Tam bắt đầu làm quen buôn bán khu vực cửa khẩu Móng Cái, được ông chủ phân công trông kho và giao hàng cho tiểu thương chợ Nhật Tảo. Từ đây, công việc hàng ngày 2 năm liền của anh là giao hàng và trông hàng, sau đó Tam bị cho nghỉ việc.

Năm 2009, làn sóng tivi nước ngoài tràn vào Việt Nam khiến công việc kinh doanh đồ điện tử của giới tiểu thương Nhật Tảo điêu đứng kéo theo Tam cũng mất hết đối tác. Không cam tâm, Tam quyết định tự tạo ra thương hiệu riêng của mình bằng việc cho ra đời thương hiệu điện tử gia dụng. Tuy vậy sản phẩm không được tin tưởng do thiếu đội ngũ bảo hành, 2 năm liên tục Tam làm ăn thất bát.

Năm 2016, công ty cổ phần điện tử Asanzo ra đời. Khách hàng mục tiêu của Asanzo nhắm tới chính là những hộ gia đình nông thôn và lao động thu nhập thấp. Tam huy động tất cả nguồn vốn, đầu tư 20 triệu USD cho dây chuyền sản xuất này.

Tuy nhiên, lô hàng 4.000 chiếc tivi đã bị thu hồi do kỹ thuật tháo lắp chưa tốt dẫn đến hư màn hình. Tam bị lỗ hơn chục tỷ nhưng vẫn quyết định làm lại cho đến năm 2017, thương hiệu Asanzo mới bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường.

Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỉ đồng, đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo.

Chủ đầu tư lớn nhất của Tập đoàn Asanzo khi đó là ông Phạm Văn Tam, góp vốn 90 tỉ đồng (tương đương tỷ lệ sở hữu 90%). 10% vốn còn lại chia đều cho 5 chủ đầu tư khác, gồm hai tổ chức CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo; ba cá nhân gồm bà Phạm Thị The, ông Phạm Văn Toản và ông Phạm Xuân Tình.

 

Chủ tịch Nam A Bank từ nhiệm, giải quyết chuyện kiện tụng chồng cố đại gia Tư Hường

Ông Nguyễn Quốc Toàn, Chủ tịch Nam A Bank sẽ từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này để tập trung xử lý các tranh chấp với bố đẻ là ông Nguyễn Chấn - chồng cố đại gia Tư Hường.

 

Người sáng lập Phạm Văn Tam đã thoái gần hết vốn tại Tập đoàn Asanzo?

Vốn điều lệ Asanzo được giữ nguyên từ khi thành lập đến nay. Tuy nhiên, hầu hết cổ đông sáng lập đều đã thoái vốn và chỉ còn giữ lại tỷ lệ sở hữu rất thấp tại Asanzo.

 

GS Đặng Hùng Võ bác bỏ quan điểm của Chủ tịch VnREA: ‘Nói thế thì dễ quá, nói thế ai chả làm được’

GS Đặng Hùng Võ và Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VnREA) Nguyễn Trần Nam thể hiện sự bất đồng quan điểm hay gắt khi cùng thảo luận về chế độ sử dụng đất đối với các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng.