Thứ bảy, 08/12/2018, 11:10 AM
  • Click để copy

Taxi truyền thống 'đại chiến' taxi công nghệ: Lợi ích có thuộc về người dân?

Theo luật sư Trương Anh Tú: "Đến ngày nào đó taxi truyền thống không còn tồn tại, Khi đó giá của taxi công nghệ có còn được rẻ như khi họ đang tuyên bố là lỗ để phục vụ người dân hay không?"

toan-canh-xung-dot-taxi-truyen-thong-va-taxi-cong-nghe-loi-ich-co-thuoc-ve-nguoi-dan
Buổi tọa đàm về cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ. (Ảnh: Lao động).

Taxi công nghệ phải có trách nhiệm trước khách hàng

Tại buổi tọa đàm “Nhận diện cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ” được tổ chức mới đây, các chuyên gia về giao thông, kinh tế, luật sư đã nêu ra những quan điểm nhìn nhận và đánh giá khác nhau giúp người dân có cái nhìn toàn diện hơn về hai loại hình vận tải hiện đại và truyền thống cũng như xung đột giữa các hãng taxi nổi lên gần đây thu hút sự quan tâm từ dư luận.

Tại buổi tọa đàm, nhiều câu hỏi về trách nhiệm của taxi công nghệ như Uber, Grab mà đã được các tài xế và người dân đặt ra đối với những chuyên gia.

Một người dân đặt câu hỏi: "Con gái tôi bị tài xế Grab hành hung, tôi có phản ánh lên trên vận hành Grab nhưng bên đó chỉ ghi nhận thông tin và để đó. Tôi rất là bức xúc. Tôi muốn hỏi nếu có vấn đề đụng đến pháp lý và an toàn người dân sẽ thế nào? Các hãng taxi công nghệ có phải là nơi chịu trách nghiệm trực tiếp hay không? Nếu như con gái tôi hôm đó xảy ra vấn đề tôi muốn đi phản ánh thì Grab có phải chịu trách nhiệm trực tiếp hay bên nào?"

Trong khi đó, một tài xế taxi công nghệ phản ánh chính taxi công nghệ cũng đang “bóp cổ” người lao động. "Anh em tài xế đang rất lỗ vì hầu hết mọi người đều mua xe trả góp nhưng thu nhập lại không đảm bảo. Tài xế công nghệ phụ thuộc vào Grab, thích cho chạy thì cho chạy, không thì cắt. Bây giờ chỉ cần một số khách hàng lên mạng xã hội phản ánh xấu thôi là sẵn sàng bị cho nghỉ việc. Tôi cũng nhấn mạnh việc tài xế phải có quyền được từ chối nếu không thuận tiện để nhận chuyến. Các chuyên gia cũng nói rằng taxi công nghệ là giá thoả thuận nhưng tôi khẳng định không hề có thoả thuận ở đây. Ở đây, ai quản lý? Anh em tài xế của chúng tôi đang rất tâm tư về vấn đề này".

Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đưa ra quan điểm khẳng định: Grab, Uber là kinh doanh vận tải. 

Ông Hùng cho rằng, lái xe taxi không phải ai cũng là thiên thần, cũng có người này người kia. Khi xảy ra xung đột xã hội, chúng ta cần có trách nhiệm pháp lý thì ai đứng ra?

"Ngày 6/9, tôi có làm diễn đàn nhỏ, trong đó có 44 cho rằng rằng gọi xe bằng Uber, Grab thì tin rằng mua dịch vụ Uber, Grab phải đảm bảo an toàn và có 1 người chọn dịch vụ do lái xe cung cấp. Chính tôi muốn thực hiện quy định pháp luật về kinh doanh vận tải. Quan hệ người bán và người mua, khi tôi mua hàng xịn hay hàng giả, nếu hàng giả phải kiện. Vì gọi Grab nên Grab đưa đến, ở đây Grab phải chịu trách nhiệm chứ không phải người tài xế. Tôi hay lấy ví dụ Grab giống như siêu thị, chứ không phải chợ truyền thống", ông Hùng bày tỏ.

Còn theo luật sư Trương Anh Tú: Trong dân gian có câu “con dại cái mang”, tại Bộ luật Dân sự có quy định rất rõ là pháp nhân phải chịu trách nhiệm do người của pháp nhân gây ra.

"Tôi từ đầu đến cuối vẫn bảo vệ quan điểm tài xế là người lao động, công ty Grab, Uber là quản lý lao động, là công ty sử dụng lao động cho nên là pháp nhân phải chịu trách nhiệm do lao động của mình gây ra. Tại điều 8 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nói rằng bên cung cấp dịch vụ hàng hóa phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách hàng", luật sư Tú chia sẻ.

Taxi công nghệ và taxi truyền thống ai được lợi hơn?

Theo chia sẻ từ luật sư Trương Anh Tú: "Taxi công nghệ được hưởng chế độ về ưu đãi thuế theo chính sách trung của nhà nước về phát triển khoa học công nghệ, cho nên thuế thu nhập doanh nghiệp họ chỉ đóng mức thấp 10% trong 10 – 15 năm đầu tiên khi họ bắt đầu áp dụng công nghệ.

Đây cũng là yếu tố bên truyền thống cần học hỏi điều đó để phù hợp với chính sách chung của nhà nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp truyền thống đăng ký hoạt động ở tỉnh, TP nào thì cũng phải bị hạn chế số lượng xe, nhưng còn tốc độ tăng trưởng số lượng xe của các hãng taxi công nghệ là “vô đối”, không bị hạn chế".

toan-canh-xung-dot-taxi-truyen-thong-va-taxi-cong-nghe-loi-ich-co-thuoc-ve-nguoi-dan
Người tiêu dùng còn nhiều băn khoăn giữa taxi công nghệ và taxi truyền thống. (Ảnh: IT).

Về vấn đề lao động, theo luật sư Trương Anh Tú: "Luật Lao động đã quy định rất rõ, người lao động cho doanh nghiệp 3 tháng trở lên, thì doanh nghiệp buộc phải đóng bảo hiểm và không có ngoại lệ nào. 

Nếu Grab chính là người bán dịch vụ vận tải hành khách, hành khách là người mua dịch vụ của họ, họ quyết định giá, đặt cung đường, điều tài xế đến đón khách, và tài xế là người lao động thì người lao động nhất định phải được đóng bảo hiểm. 

Nói về mối quan hệ giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ, luật sư Trương Anh Tú đặt ra câu hỏi rằng: "Với tư cách là người tiêu dùng tôi lo lắng đến ngày nào đó taxi truyền thống không còn tồn tại, Khi đó giá của taxi công nghệ có còn được rẻ như khi họ đang tuyên bố là lỗ để phục vụ người dân hay không?"

"Tôi thấy kinh ngạc người Việt luôn đề phòng cái mới nhưng thời gian gần đây chúng ta đã thay đổi, ủng hộ cái mới. Tôi lo lắng rằng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ rất đau đầu để lo việc cho hơn 170.000 người lao động và đến tuổi hưu trí phải có các chế độ như bảo hiểm,... thì ai lo cho họ đây? Và con số hơn 170.000 người lao động này nếu nộp bảo hiểm theo mức thấp nhất thì con số phải lên đến 200 tỉ một tháng và gần 3.000 tỉ một năm.

Theo tôi được biết hiện nay các hãng taxi công nghệ nhất định bảo vệ quan điểm họ là hãng công nghệ. Bởi vì ngoài con số 3.000 tỉ tiền bảo hiểm cho người lao động là con số khổng lồ đối với bất kỳ doanh nghiệp nào ở việt Nam. Cho nên 3.000 tỉ mà giữa việc phải nộp ngay và việc không phải nộp đây là cái lợi ích lớn nhất...", ông Tú chia sẻ thêm.

Ông Khuất Việt Hùng chia sẻ: "Thực ra, khi xuất hiện yếu tố mới, tôi nhớ khi Uber mới vào Việt Nam, họ tuyên bố công khai là họ làm việc với lái xe cá nhân, không kinh doanh. Khi đó, tôi còn ở bộ giao thông mới nghiên cứu rất kĩ Uber ở các quốc gia khác như thế nào, hóa ra sang nước nào phải theo luật nước đó. Ví dụ như ở Mỹ, tòa xử ở từng bang một khác nhau.

Theo luật pháp ở Việt Nam cá nhân không được cung cấp dịch vụ vận tải, mà là đơn vị kinh doanh vận tải có thể là hộ gia đình, hợp tác xã".

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng: “Grab là 1 lĩnh vực mới, mô hình mới nên không thể đảo ngược xu thế. Trong mô hình kinh tế mới, thường thường nó mâu thuẫn với mô hình kinh doanh truyền thống vì nó hiệu quả hơn, tốt hơn, đây là 1 quy luật. Đồng thời, khi mô hình kinh doanh vận tải mới xuất hiện sẽ có mặt trái và đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải tạo điều kiện, phải làm sao để hạn chế khắc phục mặt trái không tốt, để phát huy các mặt tốt. 

 

Taxi truyền thống lại đề xuất cấp biển số màu vàng cho xe taxi, dừng thí điểm Grab

Đại diện các hiệp hội taxi đã kiến nghị Chính phủ nên cho tạm dừng thí điểm Grab cho đến khi có nghị định mới thay thế Nghị định 86.

 

Uber, Grab lỗ nghìn tỷ vì giảm giá để ‘giết’ taxi truyền thống?

Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể yêu cầu các đơn vị phải tham mưu cho Bộ ra chính sách quản lý Uber, Grab để đảm bảo cạnh tranh sòng phẳng giữa các doanh nghiệp.

 

Phản đối Uber, Grab: Taxi truyền thống sao không nhìn thấy hạn chế của mình

Thay vì chăm chăm soi vào vấn đề của đối thủ dư luận đặt câu hỏi tại sao các hãng taxi truyền thống như Vinasun không nhìn vào hạn chế của mình để thay đổi và tiến lên.