Thứ năm, 11/04/2019, 15:41 PM
  • Click để copy

Hà Lan muốn hợp tác cùng Việt Nam xây đảo nhân tạo tại Hội An

Liên quan đến vấn đề chống sạt lở tại biển Cửa Đại ( TP. Hội An, Quảng Nam), chính phủ cùng chuyên gia đến từ Hà Lan đã đề xuất xây dựng đảo nhân tạo để bảo vệ bờ biển.

ha-lan-muon-hop-tac-cung-viet-nam-xay-dao-nhan-tao-tai-hoi-an
Ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đang đang đoàn công tác xem tình hình thực địa.

Chiều tối ngày 10/4, Đoàn công tác của Bộ Cơ sở hạ tầng và quản lý nước cùng các chuyên gia của Vương quốc Hà Lan đã cùng với ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường và các lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã có chuyến thực địa đến khu vực biển Cửa Đại để xem tình hình xâm thực và đưa ra giải pháp bảo vệ trong đó có xây đảo nhân tạo để chặn sạt lở.

Từ nổ lực trong công cuộc chống sạt lở

Đã hơn một thập kỷ qua, bờ biển Cửa Đại đã bị sạt lở nghiêm trọng một khu vực dài. Việc biến đổi khí hậu đã gây tác động nghiêm trọng lên nhiều quốc gia mà ảnh hưởng nặng nề nhất là các quốc gia ven biển và Việt Nam là một ví dụ điển hình.

Theo thống kê, từ khi chịu ảnh hưởng của sạt lở, đến năm 2011 khu vực biển Cửa Đại đã bị biển nuốt chửng có nơi đến 160m. Hàng triệu mét khối cát cùng với hàng trăm hàng quán, resort đã và đang bị biển nuốt chửng.

Để tránh bị ảnh hưởng thêm, nhiều khu resort đã tự xây dựng nhiều tuyến kè tại khu của mình với tổng chiều dài gần 1,3km.

ha-lan-muon-hop-tac-cung-viet-nam-xay-dao-nhan-tao-tai-hoi-an
Một khu vực kè mềm bị sạt lở tại biển Cửa Đại. (Ảnh tư liêu)

Trước tình hình đó, chính quyền cùng nhân dân địa phương đã dùng nhiều cách để khắc phục hiện tượng trên. Từ việc kè mềm bằng cọc tre và bao cát đến kè cứng bằng bê tông cốt thép đều tỏ ra không hiệu quả trước thiên nhiên.

Đứng trước tình hình đó, TP. Hội An đã cho xây dựng một tuyến kè cứng bằng bê tông kiên cố dài hơn 714m. Thế nhưng vào đến đầu năm 2018, nhiều đợt triều cường, thời tiết nguy hiểm đã đánh đoạn kè này tan tành.

Sau đó chính quyền Hội An, tỉnh Quảng Nam cùng Trung Ương đã trích ngân sách hơn 28 tỷ đồng để sửa và gia cố tuyến kè trên lại bằng công nghệ mới hơn và đã trụ vững đến ngày nay.

ha-lan-muon-hop-tac-cung-viet-nam-xay-dao-nhan-tao-tai-hoi-an
Tuyến kè mới được xây dựng trụ vững đến ngày hôm nay. 

Nội dung trên cũng là phần phát biểu của ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Bà Cora van Nieuwenhuizen - Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và quản lý nước cùng các chuyên gia của chính phủ Hà Lan trong lúc kiểm tra thực địa.

Nói thêm về phương án kè chắn sóng của địa phương đang triển khai, ông Lê Trí Thanh cũng nói thêm tuyến kè này mới là giải pháp cục bộ thuộc công trình chắn sóng mà địa phương nghiên cứu. Hệ thống chắn sóng này bao gồm tuyến kè đã xây dựng và hệ thống đê ngầm cách bờ biển hiện tại 200m , ở giữa sẽ được lấp đầy bằng cát biển.

ha-lan-muon-hop-tac-cung-viet-nam-xay-dao-nhan-tao-tai-hoi-an
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đang chỉ phương án chống sạt lở của địa phương với bà Bộ trưởng.

Nói thêm về hệ thống đê ngầm, vị lãnh đạo trên cho biết nó được làm bằng túi vải địa kỹ thuật với công nghệ tiên tiến, nó giúp chắn, giảm sóng tác động vào bờ biển. Hệ thống đê và tạo bãi này sẽ kém dài gần 7,9km xuyên suốt khu vực bờ biển bị sạt lở.

Công trình tạo bãi và hệ thống đê nói trên là thành quả nghiên cứu, thiết kế của nhiều chuyên gia, giáo sư trong và ngoài nước cùng bắt tay làm việc.

Dự kiến để hoàn thành tuyến đê trên phải cần đến 6 triệu m3 cát và sẽ rất tốn kém để thực hiện.

Tới đề xuất tạo đảo nhân tạo ngăn sóng

Sau khi được nghe giới thiệu về công trình chốt sạt lở của chính quyền tỉnh Quảng Nam, Bà Bộ trưởng đã tán thành cách làm thiết thực của địa phương và đưa ra thêm các ý kiến.

Về phần đề chắn sóng, bà cho rằng việc này là thiết thực tuy nhiên chỉ mới giải quyết vấn đề sạt lở hiện tại. Về phần kinh phí, Bà Bộ trưởng cho rằng phần kính phí này sẽ rất lớn tuy nhiên không có một cách hồi vốn cụ thể từ việc triển khai công trình.

ha-lan-muon-hop-tac-cung-viet-nam-xay-dao-nhan-tao-tai-hoi-an
Bà Cora van Nieuwenhuizen đang nói về giải pháp từ phía Hà Lan.

Để giải quyết vấn đề trên Bà đã đưa ra giải pháp bền vững là sẽ tạo một số đảo nhân tạo để ngăn sóng và ổn định dòng chảy. Đó là công trình nghiên cứu nổ lực của các nhóm chuyên gia, kỹ sư đến từ Việt Nam, Pháp và Hà Lan.

Các chuyên gia đến từ Hà Lan đã đưa ra quy trình xây dựng công trình này nếu được thông qua sẽ gồm 3 bước:

Bước thứ nhất: Các nhóm chuyên gia, kỹ sư sẽ nghiên cứu đánh giá tác đông quy luật các dòng chảy của khu vực để đặt số lương bao nhiêu đảo, vị trí và diện tích từng đảo. Những đảo này sẽ có tác dụng chắn sóng, ổn định lại dòng chảy cho vùng biển và cửa sông gần đó như trước khi xảy ra sạt lở.

Tại bước triển khai thứ 2, khi xây dựng đảo thì khu vực này sẽ làm tăng tác động đến tổng thể khu vực, giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học vốn có của vùng này. Cùng với đó hệ thống này sẽ bảo vệ khu vực bãi và hệ thống đê ngầm mà địa phương đã triển khai trước đó.

ha-lan-muon-hop-tac-cung-viet-nam-xay-dao-nhan-tao-tai-hoi-an
Các chuyên gia Hà Lan đang trình bày công trình của mình với các đại biểu.

Bước thứ 3 cũng là cuối cùng thì sau khi xây dựng hoàn thiện đảo nhân tạo, tại khu vực này sẽ triển khai các khu du lịch, vui chơi giải trí để tạo nguồn thu. Từ nguồn thu này dần hoàn vốn cho toàn bộ công trình đảo nhân tạo và hệ thống đê, bãi được triển khai một cách ổn định và bền vững.

Tiếp đó Bà Cora van Nieuwenhuizen cho biết Chính phủ và các chuyên gia của đất nước bà muốn cùng hợp tác cùng Việt Nam và địa phương thực hiện công trình này một cách hiệu quả nhất. Bà cho rằng đất nước của bà có kinh nghiệm đối phó với biến đổi khí hậu từ lâu đời và hiện tại đất nước của bà co 1/3 đang nằm dưới mực nước biển.

“Tôi tin các chuyên gia của chúng tôi cùng các chuyên gia Việt Nam sẽ giúp đất nước của bản tìm ra giải pháp về vấn đề biển xâm thực không chỉ riêng tại Hội An” Bà Bộ trưởng nói thêm.

ha-lan-muon-hop-tac-cung-viet-nam-xay-dao-nhan-tao-tai-hoi-an
Bộ trưởng Trần Hồng Hà (áo vest) trao đổi cùng các chuyên gia Hà Lan.

Sau khi nghe thuyết trình cũng như lời phát biểu của Bà Bộ trưởng, ông Trần Hồng Hà đã cảm ơn bà cùng các chuyên gia đã dành thời gian nghiên cứu giải pháp cho địa phương này.

Ông cũng nhấn mạnh phải nghiên cứu kỹ các tác động tiêu cực đến khu vực này. Bởi vì khu vực biển bị ảnh hưởng thuộc Khu bảo tồn sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm.

Bộ trưởng cho rằng: “việc này không chỉ có sự quan tâm từ Chính phủ và địa phương mà còn là sự quan tâm của các nhà khoa học Việt Nam khi nó lồng ghép được việc bảo tồn và phát triển kinh tế. Nếu thực hiện thì đây không chỉ là sự kiện điểm nhấn, tiêu biểu của Việt Nam mà còn là của thế giới khi nhiều nước cũng chịu sự tác động xâm thực của biển”.

Kết thúc buổi thực tế và trao đổi, các bên đều khẳng định, nếu nghiên cứu kỹ càng và thực hiện thành công thì đây sẽ là một sự kiện lớn không chỉ Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới.

 

Quảng Nam: Bờ biển Cửa Đại tiếp tục sạt lở nghiêm trọng

Những ngày qua, bờ biển Cửa Đại (TP. Hội An, Quảng Nam) đã bị sóng biển xâm thực sâu vào đất liền, gây sạt lở nghiêm trọng khu vực bờ biển dài hơn 500 mét.

 

Quảng Nam: Cấm lên đảo cát mới xuất hiện tại Hội An

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam đã ra công văn chỉ đạo TP Hội An cắm biển cấm lên đảo cát mới xuất hiện trên địa bàn nhằm cấm các cá nhân, đơn vị trên địa bàn đưa người ra nơi này.

 

Tìm giải pháp cứu kè biển Cửa Đại

Trước tình hình sạt lở bờ kè Cửa Đại diễn tiến ngày một nghiêm trọng, ngày 20/4, tại TP Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức cuộc họp khẩn nhằm tìm ra giải pháp cứu lấy bờ kè trước khi quá muộn.

 

Cận cảnh bờ kè Cửa Đại bị sóng biển đánh tan tác

Ngày 9/4, trao đổi với PV, ông Nguyễn Thế Hùng (Phó Chủ tịch UBND TP Hội An) cho biết, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh vừa qua, tuyến kè cứng nằm giữa 2 khu resort Fusion Alya và Sunrise (phường Cửa Đại) tiếp tục bị sóng biển tấn công dữ dội.