Hà Nội: Điểm tên dự án đang bị cầm cố ngân hàng

Thứ năm, 12/09/2019, 19:07 PM

Theo thông tin từ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội (Sở TN&MT), đến ngày 23/8 có 92 dự án phát triển nhà ở tại Hà Nội được chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng và tổ chức tín dụng.

ha-noi-diem-ten-du-an-dang-bi-cam-co-ngan-hang
Theo thông tin từ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội (Sở TN&MT), đến ngày 23/8 có 92 dự án phát triển nhà ở tại Hà Nội được chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Công ty CP tập đoàn Gamuda Land Việt Nam thế chấp quyền sử dụng đất của nhiều lô đất thấp tầng thuộc Dự án Khu đô thị mới C2, phường Yên Sở và Trần Phú, quận Hoàng Mai.

Công ty CP Sông Đà 1.01 và Công ty CP Ecoland thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai Dự án Eco Lakeview 32 Đại Từ, quận Hoàng Mai;

Công ty CP Tập đoàn Tecco thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai gồm 700 căn hộ để ở, 9 căn dịch vụ và 1 căn nhà trẻ thuộc Dự án toà nhà hỗn hợp thương mại và nhà ở chung cư Tecco, huyện Thanh Trì.

Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ đô thế chấp 87/680 căn tại dự án Ecohome Phúc Lợi, quận Long Biên;

Công ty TNHH Liên doanh ô tô Hoà Bình thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất Dự án Khu nhà ở thấp tầng thuộc Dự án Công trình hỗn hợp Pandora số 53 Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân;

Công ty CP Đầu tư xây dựng NHS thế chấp bằng dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Ô C11-ODK4, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai...

Về việc thế chấp dự án hay nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án, đây là quyền của phía chủ đầu tư. Chủ đầu tư được quyền thế chấp dự án (một phần hoặc toàn bộ), thậm chí thế chấp cả nhà ở hình thành trong tương lai để vay vốn dùng đầu tư, xây dựng trong dự án. Tất nhiên, việc thế chấp phải bảo đảm theo quy định của pháp luật, hiện nay quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-NHNN của NHNN. 

Khi mua nhà chung cư, vấn đề mà bên mua quan tâm và mong muốn lớn nhất là được nhận nhà đúng thời hạn nêu trong hợp đồng, cùng với đó là nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Nhà ở là tài sản có đăng ký, nên phải có giấy tờ pháp lý đầy đủ thì người chủ sở hữu mới có thể mua bán, cho thuê, thế chấp căn nhà của mình.

Thực tế cho thấy, rủi ro phổ biến nhất và thường gặp đầu tiên, như trường hợp dự án Tokyo Tower và rất nhiều dự án khác, là việc chủ đầu tư chậm giao nhà. Có những trường hợp thời gian chậm bàn giao lên tới nhiều năm. Thậm chí, có không ít trường hợp sau nhiều năm chậm trễ, dự án bị “treo” luôn, không biết đến khi nào mới xong, mới được nhận nhà. Người mua chỉ biết... khóc ròng!

Tiếp đó, việc chậm được cấp, chưa có giấy tờ sở hữu nhà (dù đã nhận nhà, vào ở) cũng rất phổ biến, kéo dài.

Một rủi ro nữa là phía chủ đầu tư bán ẩu, rao bán nhà khi chưa đủ điều kiện theo quy định. Chẳng hạn như bán khi chưa làm xong phần móng, bán khi không có ngân hàng bảo lãnh. Rơi vào tình huống này, người mua sẽ gánh thiệt hại rất lớn, thậm chí có khi mất trắng, phải khổ ải tố cáo, kiện tụng. 

 

Chuyên gia dự đoán đất vàng quanh Rạng Đông sẽ tăng giá sau vụ cháy kinh hoàng

Theo chuyên gia kinh tế, sau sự cố hỏa hoạn vừa qua, tới đây Công ty Rạng Đông sẽ di rời đi nơi khác và khu đất "vàng" xung quanh chắc chắn sẽ tăng giá trị.

 

Dừng dự án khu nhà ở sinh viên Đại học Huế trên 200 tỷ đồng

Từng được kỳ vọng là điểm nhấn của Khu quy hoạch Đại học Huế, thế nhưng, dự án khu nhà ở sinh viên Đại học Huế trên 200 tỷ đồng buộc phải dừng vì nằm “đắp chiếu” trong thời gian dài.

 

Ồ ạt bán nhà sau vụ cháy Rạng Đông là sai lầm?

Do lo ngại việc thủy ngân phát tán ra môi trường sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông, nhiều người dân xung quanh đã phải sơ tán, cho con nghỉ học thậm chí treo biển bán nhà. Tuy nhiên, chuyên gia bất động sản cho rằng đây là việc làm dễ đẩy đến sự ép giá.