Hải quân Indonesia đóng thêm 04 tàu tấn công nhanh KCR-60M

Thứ sáu, 18/01/2019, 05:14 AM

Đã từng lên kế hoạch đóng đến 16 tàu KCR-60, song hiện nay Indonesia chỉ mới có trong tay 4 chiếc, và đang đóng thêm 4 chiếc.

 

hai-quan-indonesia-dong-them-04-tau-tan-cong-nhanh-kcr-60m
Hình ảnh đồ họa tàu tấn công nhanh KCR-60 của Indonesia

Cuối tháng 12/2018, Hải quân Indonesia đã hoàn tất một đơn đặt hàng mới để đóng các tàu tấn công nhanh (Fast Attack Craft - FAC). Hợp đồng đóng tàu này cho thấy những nỗ lực của chính quyền Jakarta trong việc gia tăng năng lực của Hải quân, bất chấp những thách thức còn tồn tại.

Với đường bờ biển dài thứ hai thế giới, Indonesia từ lâu đã nỗ lực tăng cường năng lực hàng hải của quốc gia để có thể kiểm soát được vùng biển. Dưới nhiệm kì Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo, nỗ lực này vẫn được tiếp tục, với trọng tâm là thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng non trẻ nhưng đang phát triển nhanh của nước này.

Một khía cạnh của việc hiện đại hóa hải quân Indonesia, đó là mua sắm các tàu tên lửa tấn công nhanh như chiếc KCR-60M (được chế tạo với sự hỗ trợ của công ty đóng tàu nhà nước PT PAL của Indonesia). Các quan chức hữu quan Indonesia nói rằng các tàu tấn công nhanh này sẽ tăng cường sức mạnh cho hải quân: Tốc độ cao và khả năng sát thương mạnh của chúng sẽ trở nên hữu ích trong tình huống nổ ra chiến tranh trên các quần đảo của đất nước này.

Hải quân Indonesia hiện đang vận hành ba tàu KCR-60M, với một chiếc thứ tư đã được hạ thủy vào tháng 2/2018, và sắp gia nhập biên chế. Cũng có dấu hiệu cho thấy PT PAL có thể sẽ tiếp tục đóng thêm bốn chiếc KCR-60M nữa cho hải quân Indonesia.

hai-quan-indonesia-dong-them-04-tau-tan-cong-nhanh-kcr-60m
Tàu tấn công nhanh KCR-60 số 629 (chiếc KRI-Tombak)

Điều này đã được xác nhận vào cuối tháng 12/2018, khi Bộ Quốc phòng Indonesia kí hợp đồng đặt hàng thêm 04 tàu tấn công nhanh lớp KCR-60M.

Một quan chức cấp cao của PT PAL đã trao đổi với HIS Jane, xác nhận rằng giá trị của hợp đồng này là 2.800 nghìn tỉ rupiah (tương đương 195 triệu USD), bao gồm đóng các tàu tại nhà máy của PT PAL ở Surabaya. Việc trang bị vũ khí, thiết bị cho tàu sẽ được Bộ Quốc phòng Indonesia kí kết các hợp đồng riêng với nhà thầu, theo một hình thức thường thấy trong đóng tàu quân sự là fitted-for-but-not-with (FFBNW), theo đó nhà thầu đóng tàu sẽ chỉ triển khai các đường dẫn, liên kết cơ bản đến các hệ thống thiết bị, vũ khí khi đóng tàu. Việc lắp đặt các thiết bị này lên tàu sẽ được thực hiện ở giai đoạn sau.

Một số chi tiết bổ sung cho các tàu KCR-60M được đóng đợt này đã được tiết lộ. Chiếc tàu đầu tiên trong số các tàu mới được đặt hàng dự kiến ​sẽ được giao bắt đầu vào năm 2021. Và chính các quan chức Indonesia đã cảnh báo một cách đúng đắn rằng mặc dù đã tăng cường như vậy, nhưng nước này vẫn cần nhiều hơn nữa để đáp ứng các yêu cầu hiện đại hóa hải quân theo kế hoạch được đặt ra.

hai-quan-indonesia-dong-them-04-tau-tan-cong-nhanh-kcr-60m
Tàu tấn công nhanh KCR-60 số 628 (chiếc KRI Sampari)

Tàu tấn công nhanh KCR-60 - còn gọi là lớp Sampari - là một lớp tàu tấn công nhanh nội địa của Indonesia. Tàu có lượng giãn nước khoảng 460 tấn, dài 59,8m, được trang bị hai động cơ MTU 20V 4000M73L, cho phép đạt tốc độ lên đến 28 hải lí/giờ. Tàu KCR-60 có dự trữ hành trình 8 ngày, tầm hoạt động 2.400 hải lí. Tàu có biên chế thủy thủ đoàn 43 người, trang bị radar cảnh giới SR-47AG, radar điều khiển hỏa lực TR-47C - đều là thiết bị do Trung Quốc sản xuất.

Về hỏa lực, ban đầu hải quân Indonesia dự định trang bị pháo chính 57mm cho tàu, nhưng sau phải chuyển sang pháo lưỡng dụng (đối không - đối hải) Bofors cỡ 40mm. Hỏa lực phòng không chính của tàu là 2 pháo cao tốc Denel Vektor GI-2 G-12 cỡ nòng 20mm. Hai trong số bốn tàu KCR-60 của hải quân Indonesia hiện nay được trang bị 04 tên lửa chống hạm C-705, với tầm bắn lên đến 170km, cùng 1 hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) NG-18 cỡ nòng 30mm.

Hôm 26/08/2018, Thứ trưởng Quốc phòng Sjafrie Sjamsoeddin cũng cho biết rằng: Chính quyền Jakarta đã đạt được một thỏa thuận với Bắc Kinh để hợp tác sản xuất loại tên lửa chống hạm C-705. Trong đó, Indonesia mong muốn tự sản xuất loạt đầu tiên với khoảng 60 đạn tên lửa để trang bị cho các tàu chiến thuộc lớp KCR-40 và KCR-60M của mình.

Trong một cuộc phỏng vấn ở Jakarta hôm 13/08/2018, Tư lệnh Hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio nói với IHS Jane's rằng, Indonesia dự kiến sẽ đóng ít nhất 16 tàu chiến lớp KCR-60M đến năm 2018. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 4 tàu đi vào hoạt động, và 4 tàu được đặt hàng - một biểu hiện của việc kế hoạch đóng tàu đã được điều chỉnh.

 

 

Đài Loan khoe tên lửa xua được tàu chiến Trung Quốc

Ngày 2/1, vài giờ trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu về Đài Loan, lực lượng hải quân hòn đảo này đã công bố cảnh quay các cuộc tập trận liên quan đến Hùng Phong 3 - tên lửa có thể xua đuổi nhiều loại tàu chiến Trung Quốc.

 

Đại tá Trung Quốc 'đòi' đâm tàu chiến Mỹ trên Biển Đông

Đại tá Không quân Dai Xu, Chủ tịch Viện Hợp tác và An toàn Hải dương Trung Quốc kêu gọi đâm tàu chiến Mỹ tuần tra trên Biển Đông, tờ Global Times ngày 9/12 đưa tin.