Hạn hán ở Gia Lai: Cây chết khô, người khát cháy

Thứ ba, 26/05/2020, 09:51 AM

Hạn hán ở Gia Lai lên đỉnh điểm dù đã có mưa cục bộ ở một số nơi, ghi nhận tại Chư Sê lúa Đông Xuân thiếu nước bị cháy khô, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra.

Hạn hán Gia Lai ảnh hưởng nghiêm trọng vụ lúa đông xuân. Ảnh: L.N/Báo Gia Lai

Hạn hán Gia Lai ảnh hưởng nghiêm trọng vụ lúa đông xuân. Ảnh: L.N/Báo Gia Lai

Hạn hán Gia Lai khốc liệt, người dân điêu đứng

Dù mới chỉ đầu mùa khô thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài, một số công trình hồ chứa nhỏ ở địa bàn huyện KBang và thị xã An Khê có khả năng thiếu nước vào cuối vụ nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng và không có mưa. 

Vụ Đông Xuân 2019-2020, bà con nông dân xã Bar Măih (huyện Chư Sê) gieo trồng được 158 ha lúa thì có hơn 61 ha mất trắng, 89 ha bị thiệt hại 50-70% vì nắng hạn. Hiện tại, người dân đang thu hoạch những diện tích lúa còn sót lại.

Chư Sê là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do nắng hạn gây ra với hơn 572 ha lúa Đông Xuân mất trắng hoặc giảm năng suất, ước thiệt hại hơn 12,1 tỷ đồng.

Hạn hán ở Gia Lai lên đỉnh điểm dù đã có mưa cục bộ ở một số nơi , ghi nhận tại Chư Sê lúa Đông Xuân thiếu nước bị cháy khô, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra.

Hạn hán ở Gia Lai lên đỉnh điểm dù đã có mưa cục bộ ở một số nơi , ghi nhận tại Chư Sê lúa Đông Xuân thiếu nước bị cháy khô, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra.

Tương tự, nắng nóng kéo dài cũng làm cho hàng ngàn héc ta lúa nước ở nhiều địa phương trong tỉnh bị thiệt hại. Cụ thể, huyện Đak Đoa có 341 ha, Mang Yang 165 ha, Chư Pah gần 170 ha, Đak Pơ 187 ha, Kbang gần 27 ha, Đức Cơ 37, TP. Pleiku gần 197 ha, thị xã An Khê 60 ha, thị xã Ayun Pa 2 ha.

Ngoài lúa, hán hạn Gia Lai ảnh hưởng nghiêm trong năng suất hồ tiêu, đến nay tổng diện tích trồng cây hồ tiêu trên địa bàn toàn tỉnh hơn 16.500ha, nhưng có đến gần 1/3 là số lượng tiêu chết (trong đó tiêu chết do mưa kéo dài gây thối rễ trên 4.500ha; do già cỗi trên 56 ha; do sâu bệnh gần 1.000 ha).

Những đứa trẻ ở làn Sul, xã Kong Htok, huyện Chư Sê đi chơi trong một buổi trưa nắng. Sau lưng các em bé là một vườn tiêu khô cháy...

Những đứa trẻ ở làn Sul, xã Kong Htok, huyện Chư Sê đi chơi trong một buổi trưa nắng. Sau lưng các em bé là một vườn tiêu khô cháy...

Theo một cán bộ có chức trách ở huyện Chư Sê cho biết, thời gian vừa qua nhiều vườn tiêu chết do bị bệnh, cùng với đó là nắng nóng nên người dân bỏ vườn tược mặc cho trời định đoạt.

Cũng vào thời điểm này, thời tiết khá thất thường, ngày nắng gắt nên thúc ép quá trình làm chín tiêu. Người dân phần chán nản không muốn hái, phần vì không đủ tiền thuê nhân công nên hàng nghìn trụ tiêu hái muộn chín rũ, rơi rụng xuống đất.

Huyện Chư Sê cũng từng được mệnh danh là “thủ phủ” hồ tiêu thì nay đã biến thành những “nghĩa địa” tiêu trên vùng đất đỏ. Các tỷ phú tiêu một thời nay tha hương cầu thực nơi đất khách. Giá tiêu sụt giảm chạm đáy khiến đời sống của người dân lao vào bế tắc, ngập trong đống nợ. Hơn 32.000 hộ có tiêu chết với khoản nợ hơn 4.300 tỉ đồng. 

Nắng nóng kéo dài cũng làm cho hàng ngàn héc ta lúa nước ở nhiều địa phương trong tỉnh bị thiệt hại

Nắng nóng kéo dài cũng làm cho hàng ngàn héc ta lúa nước ở nhiều địa phương trong tỉnh bị thiệt hại

Người "khát" cháy do hạn hán Gia Lai

Thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) có 237 hộ với 890 khẩu. Trong đó, 185 hộ sử dụng nước từ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, 52 hộ sử dụng nước giếng đào, giếng khoan. Bước vào cao điểm mùa khô năm nay, do 2 giếng khoan của công trình cung cấp nước tập trung bị tụt giảm mạnh lượng nước nên không đảm bảo nước sinh hoạt phục vụ người dân. Do đó, 120 hộ đã bị thiếu nước sinh hoạt, trong đó có 40 hộ thiếu nước trầm trọng.

Tại huyện Kbang, nắng hạn cũng làm cho nhiều giếng nước ở các xã: Đông, Lơ Ku, Kông Lơng Khơng, Đak Smar bị khô cạn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của 235 hộ dân.

Người

Người "khát" cháy do hạn hán Gia Lai

Tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng đang xảy ra tại huyện Đak Pơ. Qua kiểm tra, toàn huyện có 663 giếng nước đã cạn, ảnh hưởng đến 959 hộ.

Nắng hạn kéo dài khiến nguồn nước sinh hoạt của người dân bị thiếu hụt nghiêm trọng. Cả tháng nay, người dân ở xã thuộc huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đều phải xách chai, can nhựa ra các điểm lấy nước cách xa nhà hàng chục cây số lấy nước về sinh hoạt. 

Hạn hán Gia Lai do từ tháng 12-2019 đến 2 tháng đầu năm 2020, thời tiết trên địa bàn tỉnh mưa rất ít, lượng dòng chảy thiếu hụt từ 50-80% so với trung bình nhiều năm. Đặc biệt, dòng chảy ở các sông, suối khu vực các huyện, thành phố, khu vực phía Tây và khu vực Đông nam tỉnh thấp hơn từ 30-70% so với trung bình nhiều năm.