Thứ tư, 13/02/2019, 11:42 AM
  • Click để copy

Hàng nghìn người thắp hương tri ân vị công chúa có công mở cõi

Lễ hội đền Huyền Trân thu hút hàng nghìn người dân cùng du khách thập phương tham gia để tưởng nhớ, thắp nén nhang tri ân vị công chúa có công với đất nước.

hang-nghin-nguoi-thap-nen-nhang-tri-an-vi-cong-chua-co-cong-mo-coi
Lễ hội Đền Huyền Trân diễn ra ở Trung tâm Văn hóa Huyền Trân.

Sáng 13/2 (tức mồng 9 Tết), lễ hội Đền Huyền Trân chính thức diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (thuộc địa phận thôn Ngũ Tây, TP Huế) với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.

Lễ hội mang đậm sắc thái truyền thống được khai mở với sự biết ơn sâu sắc đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông và người con là công chúa Huyền Trân, những người đã khai canh, khai khẩn ra xứ Thuận Hóa xưa.

Đến với lễ hội, mọi người được xem các chương trình sử thi, biểu diễn nghệ thuật hoạt cảnh rước công chúa Huyền Trân…

hang-nghin-nguoi-thap-nen-nhang-tri-an-vi-cong-chua-co-cong-mo-coi
Chương trình sử thi tại lễ hội.

Sau phần nghi lễ và nghi thức đánh trống khai hội, người dân và du khách cùng thành tâm thắp một nén hương, tri ân Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Công chúa Huyền Trân.

Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh, có vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc, là người góp phần làm nên đỉnh cao của nền văn minh Đại Việt, con người một thời “nam tiến” khai phá tạo tiền đề để các triều đại sau mở rộng cương vực của dân tộc đến Mũi Cà Mau.

Nàng Công chúa Huyền Trân hơn 700 năm trước dấn thân “Nước non ngàn dặm ra đi.../ Mượn màu son phấn/ Đền nợ Ô Lý”, hy sinh tình riêng để góp nên vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế có vị trí xứng đáng trong lịch sử của đất nước.

“Công chúa Huyền Trân, con người hiếu nghĩa vẹn toàn, được nhân dân kính ngưỡng, sống tận lực vì nước, thác hiển linh trợ giúp dân. Chúng ta vô cùng tự hào về những giá trị mà các thế hệ đi trước đã gây dựng tại vùng đất địa linh nhân kiệt, anh dũng, kiên cường mà lại rất hiếu hòa, nhân văn”, ông Phan Tiến Dũng – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế phát biểu tại lễ khai mạc.

hang-nghin-nguoi-thap-nen-nhang-tri-an-vi-cong-chua-co-cong-mo-coi
Công chúa Huyền Trân bái biệt để sang xứ người…

Tại khung cảnh tôn nghiêm này, lễ hội Đền Huyền Trân cùng một chuỗi các hoạt động đầu xuân mang nhiều ý nghĩa thể hiện những giá trị văn hóa Việt nói chung và giá trị văn hóa Huế nói riêng được khai mở như: Chương trình nghệ thuật sử thi, biểu diễn trống hội mùa xuân, triển lãm bộ sưu tập mùa xuân của họa sĩ Lê Bá Đảng, trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, trình diễn thư pháp, múa lân sư rồng và các trò chơi dân gian... làm bừng lên những khát vọng cùng quyết tâm nỗ lực để xây dựng quê hương ngày cành giàu mạnh.

Tọa lạc dưới chân núi Ngũ Phong, trung tâm văn hóa Huyền Trân là một quần thể kiến trúc tiêu biểu về văn hóa tín ngưỡng.

12 năm qua kể từ ngày mở cửa, trung tâm có nhiều hoạt động văn hóa tâm linh đặc sắc, góp phần quảng bá, thu hút đông đảo du khách thập phương và quần chúng nhân dân cả nước đến tham quan, chiêm bái, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tưởng nhớ tri ân các bậc tiền nhân.

Sau đây là một số hình ảnh tại lễ hội:

hang-nghin-nguoi-thap-nen-nhang-tri-an-vi-cong-chua-co-cong-mo-coi
Hoạt cảnh rước công chúa Huyền Trân.
hang-nghin-nguoi-thap-nen-nhang-tri-an-vi-cong-chua-co-cong-mo-coi
Công chúa xuất gia…
hang-nghin-nguoi-thap-nen-nhang-tri-an-vi-cong-chua-co-cong-mo-coi
Thắp nén nhang tưởng nhớ vị công chúa.
hang-nghin-nguoi-thap-nen-nhang-tri-an-vi-cong-chua-co-cong-mo-coi
Dòng người bước lên đền thờ đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
hang-nghin-nguoi-thap-nen-nhang-tri-an-vi-cong-chua-co-cong-mo-coi
Trò chơi đập niêu tại lễ hội.
hang-nghin-nguoi-thap-nen-nhang-tri-an-vi-cong-chua-co-cong-mo-coi
Bài chòi hút người chơi.
 

13 lễ hội lớn của miền Bắc mở ngày nào?

Miền Bắc có hàng ngàn lễ hội trong một năm, tập trung nhiều nhất vào mùa xuân. Xin giới thiệu với bạn đọc 13 lễ hội lớn, đặc sắc nhất.

 

Về làng rau 400 tuổi xem Lễ hội Cầu bông đầu năm

Cứ mỗi mùng 7 tháng giêng hàng năm, người dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) lại tổ chức Lễ hội Cầu bông với hy vọng 1 năm nhiều tài lộc cũng như bày tỏ lòng thành với tổ tiên lập ra làng.

 

Đắm say lễ hội khèn hoa xuân nơi ‘cổng trời’ Fansipan

Vô số điều thú vị đang đón chờ bạn ở nơi đỉnh thiêng Fansipan, trong Lễ hội khèn hoa và Hội xuân mở cổng trời 2019.

 

Hôm nay khai mạc nhiều lễ hội lớn

Sáng nay (10/2 (tức mồng 6 Tết Kỷ Hợi), sẽ diễn ra lễ khai hội Chùa Hương, mở hội Đền Sóc, hội đền Cổ Loa (An Dương Vương) tại Hà Nội và lễ hội Bái Đính tại Ninh Bình.