Hàng Trung Quốc gắn mác 'Made in Việt Nam': Vì sao thương hiệu hàng Việt Nam dễ bị lợi dụng?

Thứ tư, 30/10/2019, 17:15 PM

Vụ việc bắt giữ và lưu tại Việt Nam hàng triệu tấn nhôm của Trung Quốc chờ xuất đi Mỹ được phát hiện chỉ là điển hình cho việc hàng Trung Quốc “gắn mác” Việt Nam. Câu hỏi đặt ra ở đây vì sao thương hiệu hàng Việt Nam dễ bị lợi dụng?

hang-trung-quoc-gan-mac-viet-vi-sao-thuong-hieu-hang-viet-nam-de-bi-loi-dung
Số nhôm nhiều tỷ USD được xác định là "đội lốt" xuất xứ Việt Nam chờ xuất qua Mỹ nhưng bị phát giác.

Thương hiệu hàng Việt Nam dễ bị lợi dụng

Vụ gian lận xuất xứ nhôm có giá trị lên đến 4,3 tỷ USD được phát hiện từ năm 2016 đến nay vẫn đang trong quá trình xử lý. Theo tiết lộ của cơ quan Hải quan số nhôm trị giá 4,3 tỷ USD trên đang bị giữ ở cảng tại Vũng Tàu.

Được biết, công ty có liên quan trực tiếp đến số nhôm Trung Quốc có giá trị khoảng 4,3 tỷ USD đội lốt hàng Việt Nam xuất đi Mỹ là Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu, có trụ sở tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Vụ việc khởi nguồn từ việc cuối năm 2016, tờ The Wall Street Journal của Mỹ đã vào cuộc điều tra về số nhôm nói trên và xác định đứng đằng sau dự án trên là Tập đoàn lớn về nhôm của Trung Quốc có tên là China Zhongwang.

Tại Việt Nam, theo điều tra của The Wall Street Journal, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhôm Toàn Cầu do hai người mang quốc tịch Úc (gốc Trung Quốc) là ông Jacky Cheung và ông Wang Tong góp vốn làm chủ đầu tư.

Được biết, đây là dự án sản xuất nhôm được cấp phép từ năm 2011, có thời hạn 37 năm, công suất hơn 200.000 tấn/năm, chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Số vốn mà hai cá nhân trên đứng ra thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam là gần 5.000 tỷ đồng.

Theo điều tra năm 2016 của báo Mỹ nói trên, hơn 500.000 tấn nhôm đùn, nguyên liệu để sản xuất nhôm đã được chuyển từ San José Iturbide (Mexico) đến Việt Nam, có liên quan tới doanh nghiệp này.

hang-trung-quoc-gan-mac-viet-vi-sao-thuong-hieu-hang-viet-nam-de-bi-loi-dung
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn. Ảnh: Văn Hưng

Theo báo The Wall Street Journal, sau khi bị Mỹ áp thuế cao đối với nhôm Trung Quốc, phía doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm mọi cách để bí mật chuyển hàng từ Trung Quốc sang các quốc gia như Việt Nam và Mexico để tẩy xuất xứ nhằm né thuế.

Thông tin từ Tổng cục trưởng Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, nhôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chịu thuế 15%, còn nhôm Trung Quốc phải chịu thuế 374%. Do vậy, các doanh nghiệp khu vực Vũng Tàu đã nhập khẩu ở thời điểm 2017-2018 với gần 3 tỷ USD.

Theo Tổng cục trưởng Hải quan, doanh nghiệp dùng cả thủ đoạn nhập khẩu nhôm thanh, nhôm thỏi thành phẩm để đưa vào lò nấu rồi cán ra thành nhôm thanh nhưng cũng đều không được chấp nhận do không đủ hàm lượng quy định xuất xứ để gắn C/O Việt Nam hưởng ưu đãi.

Hiện quá trình điều tra vụ việc có liên quan đến nhôm Trung Quốc đội lốt hàng Việt, lợi dụng xuất xứ Việt Nam vẫn được hải quan Việt Nam, Mỹ, cùng các cơ quan Bộ Công an Việt Nam điều tra làm rõ.

Đâu là lời giải?

Đáng nói, đây không phải mặt hàng duy nhất mà Việt Nam có nguy cơ bị lẩn tránh thuế từ Trung Quốc.

Trước đó, người tiêu dùng Việt Nam rúng động với việc thương hiệu lụa Khaisilk, một thương hiệu được xem là sản phẩm cao cấp của Việt Nam được nhiều nơi làm quà tặng như quốc hồn, quốc tuý bị làm giả.

Sự việc bắt đầu trên trang Facebook cá nhân Đặng Như Quỳnh đã phản ánh sự việc mua phải khăn lụa Khaisilk có gắn mác “Made in China”. Công ty gia đình anh đã đặt mua 60 chiếc khăn lụa với giá 644.000 đồng/chiếc tại cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (Hà Nội) với tổng giá trị đơn hàng là 38.640.000 đồng.

Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, công ty phát hiện trong lô hàng có một chiếc khăn vừa có mác “KHAISILK - Made in Vietnam”, vừa có mác “Made in China”. Công ty cho kiểm tra toàn bộ lô hàng và phát hiện trong số còn lại có nhiều khăn có dấu hiệu cắt mác tại viền khăn.

hang-trung-quoc-gan-mac-viet-vi-sao-thuong-hieu-hang-viet-nam-de-bi-loi-dung
Khaisilk bán khăn lụa Trung Quốc gắn mác hàng Việt, gian dối người tiêu dùng suốt nhiều năm. 

Trước xôn xao dư luận, thông tin phản ánh của báo chí Bộ Công Thương chỉ đạo ngành chức năng vào cuộc kiểm tra.

Theo kết quả kiểm tra hoạt động của Công ty TNHH Khải Đức của doanh nhân Hoàng Khải (Khaisilk), Bộ Công thương kết luận đã có 5 hành vi, vi phạm trong hoạt động sản xuất/gia công, xuất/nhập khẩu, mua bán các sản phẩm thời trang.

Vụ việc sau đó được khởi tố điều tra nhưng sau gần 2 năm, kết quả điều tra ra sao? Vấn đề xử lý trách nhiệm Công ty TNHH Khải Đức của doanh nhân Hoàng Khải (Khaisilk) vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp.

Trong khi đó với mặt hàng điện tử, điện gia dụng, không ít người tiêu dùng Việt Nam đang hoài nghi với những sản phẩm được quảng cáo “Made in Việt Nam” với “công nghệ Nhật Bản” của thương hiệu Asanzo.

Vậy vì sao hàng hóa thương hiệu hàng Việt Nam dễ bị lợi dụng?

Trước hết, độ mở thị trường Việt Nam hiện nay rộng nhất thế giới, độ mở nền kinh tế khiến hàng hóa Việt Nam dễ “thông hành đi các nước”. Theo thống kê hiện Việt Nam có khoảng 17 hiệp định thương mại tự do song và đa phương (FTAs) với các nền kinh tế, trong đó có nhiều hiệp định lớn với các đối tác như ASEAN, với EU, với các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Úc, New Zealand.

Hội nhập sâu giúp hàng Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường do được hỗ trợ về chính sách thuế quan. Đây chính là nguyên nhân chính để lý giải việc hàng nước khác muốn đội lốt hàng Việt, tuy nhiên đây chỉ là nguyên nhân giải thích cho hàng xuất khẩu.

hang-trung-quoc-gan-mac-viet-vi-sao-thuong-hieu-hang-viet-nam-de-bi-loi-dung
Không ít người tiêu dùng Việt Nam đang hoài nghi với những sản phẩm được quảng cáo “Made in Việt Nam” với “công nghệ Nhật Bản” của thương hiệu Asanzo.

Còn hàng hóa tiêu thụ trong nước vì sao vẫn bị lợi dụng, làm giả? Thức tế bên cạnh việc quản lý lỏng lẻo trong quản lý cần thấy rõ chiều trò lách luật tinh vi của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh việc xác định tỷ lệ nội địa hoá đủ để đạt tiêu chí sản phẩm đó được sản xuất, nội địa hoá bao nhiêu %, nghiên cứu tại Việt Nam nhằm phục vụ dán nhãn “Made in Vietnam” hay “Producted in Vietnam”... thì việc thương hiệu hàng Việt Nam bị lợi dụng là điều dễ hiểu.