Thứ tư, 03/01/2018, 09:51 AM
  • Click để copy

Hé lộ bản đồ thế giới thế kỷ 16 vẽ đầy quái vật truyền thuyết

Gần đây, tấm bản đồ thế giới thời kỳ Phục Hưng đã được công bố. Những trang bản đồ sống động này vẽ nhiều các quái vật truyền thuyết đặc sắc.

quái vật truyền thuyết trên bản đồ thế kỷ 16
Hình ảnh nàng tiên cá trên tấm bản đồ thế giới thời kỳ Phục Hưng

Tấm bản đồ thế giới thế kỷ 16 minh họa gần như chính xác thời kỳ Phục Hưng. Được biết, tấm bản đồ hiếm hoi và quý giá này bao gồm 60 trang, các trang được sắp xếp theo một vòng tròn 2D. Điểm đặc biệt nhất của tấm bản đồ cổ này nằm ở chỗ, tại một số vùng đất, biển, xuất hiện các sinh vật kỳ lạ, chính xác hơn là các quái vật truyền thuyết. 

Những chi tiết về cảnh quan thể hiện trên tấm bản đồ này được đánh giá là đẹp và được vẽ tỉ mỉ. Nó miêu tả một thế giới với đầy các quái vật truyền thuyết như kỳ lân, quái vật nửa người nửa ngựa, thậm chí là cả nàng tiên cá.

he-lo-ban-do-the-gioi-the-ky-16-chua-day-quai-vat-truyen-thuyet
Tấm bản đồ thế kỷ 16 được đánh giá là sinh động

Ông G.Salim Mohammed, người đứng đầu và cũng là người quản lý của Trung tâm Bản đồ David Rumsey, thuộc Đại học Stanford cho biết: "Tôi gọi đó là một kiệt tác bản đồ, được sáng tạo vào tháng 9 năm 1587". Đây là một kho tàng hình ảnh mô tả các lục địa và những sinh vật tuyệt vời. 

Người sáng tạo bí ẩn

Các nhà sử học đã tìm ra một số thông tin chi tiết cơ bản nhất về người vẽ bản đồ năm 1587 này. Đó là Urbano Monte (1544 - 1613), một quý tộc sống ở Milan, miền Bắc nước Ý, theo thông tin từ Trung tâm Bản đồ David Rumsey.

he-lo-ban-do-the-gioi-the-ky-16-chua-day-quai-vat-truyen-thuyet
Rất nhiều sinh vật thú vị khác cũng được Monte đưa vào bản đồ của mình

Ở tuổi 35, Monte đã kết hôn với Margarita Niguarda, 18 tuổi và họ đã có 4 người con, 1 đứa con gái. Sống trong một gia tộc giàu có, Monte không phải lao động. Thay vào đó, ông dành thời gian thu thập những cuốn sách từ nhiều nơi để lập thành thu viện của mình, và theo đuổi việc học hành. 

Ở tuổi 41, Monte bắt đầu quan tâm hơn tới lĩnh vực bản đồ. Được biết, chuyến thăm sứ quán Nhật Bản đầu tiên tại châu Âu, được tổ chức ở Milan năm 1585 đã thu hút sự quan tâm của Monte tới địa lý Nhật Bản.

Monte nhận thấy, những bức tranh treo tường đã trở nên quá phổ biến vào thời điểm đó trong phong cách trang trí của người Ý. Và ông quyết định sáng tạo ra một tấm bản đồ thật đẹp và độc. 

Monte đã dựa vào những nguồn lực đang có để vẽ. "Ông bắt tay vào dự án này để củng cố những kiến thức về địa lý", Mohammed nói. 

he-lo-ban-do-the-gioi-the-ky-16-chua-day-quai-vat-truyen-thuyet
Một con chím đang vác theo một con voi.

Những quái vật truyền thuyết thú vị 

Mohammed chia sẻ rằng, phép phóng chiếu cụ thể thường không phổ biến ở thời bấy giờ và ít khi được thực hiện một cách chính xác ở thời đó trong việc vẽ bản đồ. Một trong những nơi hay bị "bóp méo" sự thật nhất chính là vùng Nam Cực.

Ngoài việc vẽ những gì mà Monte biết về các lục địa và hòn đảo trên thế giới, Monte còn vẽ vào bản đồ của những những hình ảnh quái vật truyền thuyết vô cùng thú vị. Đó là kỳ lân biển (Unicorn), quái vật sư tử đầu chim, chim khổng lồ vác trên mình một con voi lớn.

Monte còn vẽ lên đó rất nhiều những nhà lãnh đạo chính trị, lực lượng quân đội. Những đối tượng này bao gồm cả vua Philip II của Tây Ban Nha và một số tàu của Armada Tây Ban Nha đang vây quanh Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. 

he-lo-ban-do-the-gioi-the-ky-16-chua-day-quai-vat-truyen-thuyet
Hình ảnh của những nhà chính trị, tàu thuyền và cả thủy quái cũng được thẻ hiện

Thật kỳ lạ, ngay cả khi Monte đã gặp phái đoàn Nhật Bản, ông đã vẽ các hòn đảo của Nhật theo chiều ngang thay vì theo chiều dọc. Ông đã thể hiện những kiến thức của mình về đất nước mặt trời mọc khá nhiều thông qua tấm bản đồ. 

Tái thiết bản đồ bằng công nghệ kỹ thuật số

Khi Trung tâm Bản đồ David Ramsey mua lại được 3 tấm đồ gốc sớm nhất mà Monte thực hiện, ông đã tập hợp lại các trang. Giống như các bản đồ khác, tấm bản đồ thế kỷ 16 này cũng được thực hiện theo cách mà chủ nhân nó muốn người xem hiểu. 

he-lo-ban-do-the-gioi-the-ky-16-chua-day-quai-vat-truyen-thuyet
Tấm bản đồ thế giới lớn nhất thời kỳ Phục Hưng

Bằng cách quyét từng trang một trong số 60 trang đo, các học giả đã có thể thu thập được số liệu kỹ thuật số của bản đồ. Nó có kích thước là 3x3 m như chủ ý của Monte. 

Ông Mohammed cho biết: "Ý định của chúng tôi là ghép các trang lại với nhau để treo được trên một bức tường lớn, với tâm hình tròn ở giữa, để người xem có thể quay tấm bản đồ này như một chiếc đĩa". Việc lắp ráp này đã khiến tấm bản đồ thế kỷ 16 này trở thành tấm bản đồ lớn nhất thế giới ở thời kỳ Phục Hưng bấy giờ.

Công chúng cũng có thể xem bản thảo thực tế, đó là một bản in của tấm bản đồ này.. Cũng như, cũng có thể xem phiên bản số của nó trên một màn hình cảm ứng tại Đại học Stanford, nơi các học giả đnag nghiên cứu tấm bản đồ hiếm này.

 

Dự án trồng rừng 100 năm cho những cuốn sách tương lai

Để chuẩn bị đủ giấy in những cuốn sách cho hàng trăm năm sau, ngay từ bây giờ, dự án trồng rừng với 1000 cây đã được trồng trong một khu rừng tại Na Uy.