Hiến máu là gì và ai đủ tiêu chuẩn hiến máu?

Thứ năm, 29/03/2018, 14:51 PM

Hiến máu là hành động chia sẻ máu của mình cho người khác nhằm tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Vậy hiến máu là gì và ai đủ tiêu chuẩn hiến máu?

hien-mau-la-gi-va-ai-du-tieu-chuan-hien-mau
Hiến máu là gì và ai đủ tiêu chuẩn hiến máu?

Hiến máu là gì và ai đủ tiêu chuẩn hiến máu?

Hiến máu là hành động chia sẻ máu của mình cho người khác nhằm tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Vậy hiến máu là gì và ai đủ tiêu chuẩn hiến máu?

Hiến máu là gì? Hiến máu nhân đạo là gì?

hien-mau-la-gi-va-ai-du-tieu-chuan-hien-mau
Hiến máu là gì? Hiến máu nhân đạo là gì?

Hiến máu là hành động chia sẻ máu của mình cho người khác nhằm tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân.

Hiến máu là cho máu tốt, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường truyền máu như nhiễm HIV/AIDS, siêu vi gan B, C, giang mai, sốt rét… vì những người hiến máu là những người khỏe mạnh thực sự.

Hiến máu nhân đạo là một trong những hoạt động tình nguyện thu hút được đông đảo các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên tham dự. Hàng năm, có rất nhiều chương trình hiến máu tình nguyện được tổ chức và thu hút rất nhiều người tham gia.

Hiến máu nhân đạo hay nói cách khác là hiến máu tình nguyện là một hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội.

10 sự thật ít người biết về hiến máu

hien-mau-la-gi-va-ai-du-tieu-chuan-hien-mau
10 sự thật ít người biết về hiến máu

Hiến máu tốt cho tim

Lưu lượng máu và thể tích máu là hai yếu tố không thể thiếu để giữ cho tim đập. Tuy nhiên, nghe có vẻ phi lý, nhưng hiến máu đều đặn thực sự có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, chứ không gây hại. Hiến máu thường xuyên có thể giúp giảm độ đặc và độ dính của máu, do đó cho phép máu lưu thông dễ dàng hơn trong mạch máu và đến được tim nhanh hơn.

Hiến máu làm giảm nguy cơ ung thư

Hiến máu có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư ở người hiến. Sắt, một trong những khoáng chất chính trong máu, được biết là làm tăng lượng tổn thương do gốc tự do trong cơ thể. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2008 cho thấy hiến máu giúp giảm lượng sắt dự trữ, do đó làm giảm nguy cơ ung thư nói chung của cá nhân.

Có thể bào chữa cho việc bỏ một buổi tập

Nếu cứu tính mạng của người khác và cải thiện sức khỏe của chính mình chưa đủ để bạn đi hiến máu, vậy những ưu điểm về việc giảm cân thì sao.

Theo Livestrong, bạn có thể đốt cháy khoảng 650 calo cho một lần hiến 570ml máu - thậm chí còn nhiều hơn số mà bạn đốt cháy trong một buổi chạy 30 phút!

hien-mau-la-gi-va-ai-du-tieu-chuan-hien-mau

Một người đàn ông đã cứu được 2 triệu em bé nhờ nhóm máu hiếm của mình

Trong khi đó ước tính một người bình thường có thể cứu được khoảng 1.000 người trong đời nhờ hiến máu, thì ông James Harrison có thể đã cứu được khoảng 2 triệu người nhờ nhóm máu hiếm của mình.

Máu của Harrison chứa nồng độ cao của một kháng thể được gọi là anti-D immunoglobulin, được sử dụng cụ thể để giúp các em bé bị một tình trạng gọi là bệnh Rhesus.

Nói một cách ngắn gọn, hệ miễn dịch của người mẹ mang các em bé bị bệnh Rhesus tấn công thai nhi. Tuy nhiên, một lần truyền máu của Harrison có thể ngăn chặn cuộc tấn công như vậy.

Hầu hết máu được dùng cho bệnh nhân ung thư

Khi nghĩ đến máu, chúng ta thường hình dung ra tai nạn giao thông, nhưng trong thực tế, chỉ có khoảng 2% lượng máu hiến tặng là dùng cho các bệnh nhân bị chấn thương. Thực ra bệnh nhân ung thư mới là những người phải nhận nhiều máu nhất.

Thiếu máu xảy ra nhiều nhất trong các ngày lễ tết

Ai cũng có chút bận rộn trong kỳ nghỉ, và xu hướng hiến máu cho thấy điều này. Theo Cộng đồng ngân hàng máu Tây Bắc Pennsylvania và Tây New York, tình trạng thiếu nguồn cung máu xảy ra nhiều nhất vào các kì nghỉ hè và nghỉ đông, vì vậy đây là lúc bạn nên nghỉ đến việc đi hiến máu nhất

hien-mau-la-gi-va-ai-du-tieu-chuan-hien-mau

Cứ hai giây lại có một người cần máu

Thật khó tưởng tượng việc hiến máu quan trọng như thế nào, nhưng theo Hội Chữ thập đỏ Mỹ, cứ hai giây lại có một người nào đó ở Mỹ cần đến máu. Ngoài bệnh nhân ung thư và chấn thương, máu hiến tặng cũng được sử dụng cho phẫu thuật, sản khoa, và những bệnh nhân bị rối loạn máu.

Nhóm máu O dương tính là nhóm máu cần nhiều nhất

Mặc dù tất cả các nhóm máu đều cần thiết và được chấp nhận, song nhóm máu O dương tính là cần thiết nhất. Đây là nhóm máu phổ biến nhất, do đó, nó dễ được truyền nhất.

Chỉ có 10% số người đủ tiêu chuẩn hiến máu đi hiến máu

Theo Trung tâm Máu New York, bất cứ người nào từ 17 tuổi trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên, và có sức khỏe tốt là đủ điều kiện để hiến máu, nhưng chưa đến 10% số người đủ tiêu chuẩn này làm như vậy.

Ai đủ tiêu chuẩn hiến máu?

hien-mau-la-gi-va-ai-du-tieu-chuan-hien-mau
Ai đủ tiêu chuẩn hiến máu?

Máu của chúng ta có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có thời gian sống nhất định và luôn luôn được đổi mới, vì thế, việc hiến máu khoa học sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo quy chế truyền máu, mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng. Như vậy, người từ 45kg có thể hiến từ trên 350ml máu mỗi lần mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc hiến máu với lượng như thế nào là tùy vào cân nặng và lượng huyết sắc tố của người hiến máu, bác sĩ sẽ quyết định mỗi người hiến được lượng máu bao nhiêu là phù hợp, có thể xê dịch từ 250ml, 350ml hoặc 450ml...

Với người hiến máu nhắc lại, phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai lần cho máu là 84 ngày. Do lượng máu trong cơ thể mỗi người khoảng từ 70 - 77ml/kg cân nặng, mỗi lần hiến máu lại không quá 9ml/kg cân nặng, nên chúng ta có thể hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt.

Tuy nhiên, để bảo đảm sức khỏe khi hiến máu, người tình nguyện không nên thức khuya, ăn nhẹ, không nên uống rượu, bia trước khi hiến máu. Sau khi hiến máu, không nên uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.

Trong 2 - 3 ngày sau đó nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực như: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao, không thức quá khuya, không uống rượu bia. Nên tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu như: thịt, gan, trứng, sữa; dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.

 

JustaTee là ai JustaTee và Trâm Anh quyết định ‘về chung một nhà’ sau 5 năm hẹn hò

JustaTee tên khai sinh là Nguyễn Thanh Tuấn sinh năm 1991 tại Hà Nội anh được nhiều người biết đến với vai trò là ca sĩ theo dòng nhạc R&B/Hiphop. Anh là một trong những ca sĩ trẻ thành công từ thế giới Underground. JustaTee là ai?