Hình ảnh tuyệt đẹp về danh thắng chùa Hương ngày mở hội

Thứ tư, 21/02/2018, 13:49 PM

Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút du khách nhất ở Việt Nam, với sự non nước hữu tình mỗi năm chùa Hương thu hút hàng triệu lượt khách đến chiêm bái cầu an.

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. 

Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa, hang động nằm rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Di tích chùa Hương mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Nơi đây, từ ngàn xưa đã có câu “Bầu trời cảnh Bụt”. Chùa Hương đang được đề cử là 1 trong Top 10 điểm du lịch tâm linh thu hút du khách nhất ở Việt Nam.

DJI_0174
Để có thể chiêm bái hết các chùa trong khu quần thể danh thắng chùa Hương, du khách phải di chuyển bằng thuyền trên dòng suối Yến. Chiếc thuyền với những người lái đò mến khách sẽ di chuyển từ bến Đục đến chùa Trình, qua cầu Hội rồi đến chùa Thiên Trù...
du-khach-tray-hoi-chua-huong-thot-tim-vi-thuyen-ca-chuc-nguoi-chi-co-2-chiec-phao
Trong những ngày đầu xuân năm mới cũng là thời điểm chùa Hương khai hội, đây là lễ hội kéo dài nhất với thời gian lên tới 3 tháng thu hút hàng triệu lượt du khách đến chiêm bái cầu an.
DJI_0158
4.500 chiếc thuyền đi lại tấp nập trên suối Yến, tạo nên một hình ảnh vô cùng lạ mắt.
DJI_0191
Chùa Hương được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị huỷ hoại trong kháng chiến chống Pháp năm 1947. Năm 1988, chùa được phục dựng lại do Thượng Toạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích thanh Chân. 
danh-thang-chua-huong-nhin-tu-tren-cao
Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. 
hang-van-nguoi-tray-hoi-chua-huong-dau-xuan-tu-sang-som
Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái.
danh-thang-chua-huong-nhin-tu-tren-cao
Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông
danh-thang-chua-huong-nhin-tu-tren-cao
Những ngày đầu năm mới hành trình của những người con kính Phật đến một miền đất linh thiêng lại bắt đầu, nơi đây Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
danh-thang-chua-huong-nhin-tu-tren-cao
Thời điểm thuận lợi nhất khi đến với chùa Hương là từ Rằm tháng Giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng” hàm chứa ý nghĩa mới – mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. 
hinh-anh-tuyet-dep-ve-danh-thang-chua-huong-ngay-mo-hoi
Động Hương Tích đã trở thành nơi thờ phật lớn nhất của di tích Chùa Hương. Nói đến trẩy hội chùa Hương tức là nói đến chùa trong động này. Chùa có nhiều tượng quý, Đặc biệt là tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ hai (1793). 
 

Hàng vạn người đội mưa khai hội chùa Hương

Sáng nay (21/2) tức mùng 6 tháng Giêng, lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) đã chính thức khai hội. Ngay từ sáng sớm đã có du khách theo những chuyến đò vào chùa thắp hương cầu may trong dịp đầu năm mới