'Hổ bay' F-5E và cường kích A-37: Những chiến lợi phẩm giá trị nhất sau năm 1975

Thứ ba, 30/04/2019, 22:35 PM

Chiến lợi phẩm đáng giá nhất của quân đội ta sau năm 1975 đó chính là 20 chiếc tiêm kích mới tinh F-5E Tiger II và một loạt cường kích A-37. Đây chính là số máy bay mà Mỹ vừa chuyển giao cho không lực Việt Nam cộng hoà.

ảnh 1

Máy bay tiêm kích F-5E Tiger II 

Ít người biết rằng quân lực Việt Nam cộng hòa từng có trong tay 20 chiếc tiêm kích hiện đại và mới nhất lúc đó là F-5E Tiger II, đây là những máy bay có sức chiến đấu vượt cả MiG-21 thậm chí cả MiG-23. Tuy nhiên chúng đều không phát huy tác dụng cho tới khi rơi vào tay Không quân Nhân dân Việt Nam.

Trong số hơn 800 máy bay chiến đấu các loại được Quân đội Nhân dân Việt Nam thu giữ của Việt Nam cộng hòa, đáng kể nhất chính là 20 chiếc máy bay mới tinh F-5E Tiger II. Đây là số máy bay Mỹ vừa chuyển giao cho quân đội Sài Gòn thì giải phóng 30-4-1975. Thậm chí có những chiếc mới chỉ có từ 9-24h bay.

Máy bay tiêm kích F-5E Tiger II là thế hệ hai của dòng tiêm kích hạng nhẹ F-5 do công ty Northrop sản xuất vào đầu những năm 1970 nhằm giành hợp đồng Máy bay tiêm kích quốc tế (IFA) mà chính quyền Mỹ đưa ra lúc đó. Chúng được cung cấp rộng rãi cho đồng minh gồm cả Việt Nam cộng hoà.

ảnh 2

Máy bay tiêm kích F-5E Tiger II 

F-5E Tiger II được chính các chuyên gia Liên xô đánh giá cao khi nhận được một số chiếc từ Việt Nam chuyển giao. Đại tá Vladimir Kandaurov, một trong ba phi công thử nghiệm lái chiếc F-5E khi vừa tiếp xúc với máy bay đã cực kỳ ấn tượng với thiết kế buồng lái của chiến đấu cơ này. Ông đánh giá nó tốt ở khả năng thân thiện với phi công, có cả bàn đạp phanh, trong khi máy bay Liên Xô lại không có tiện ích này lúc đó.

Chuyên gia Liên Xô qua nghiên cứu thử nghiệm cũng đánh giá rằng, trong cận chiến quần vòng, F-5E Tiger II giành được nhiều thắng lợi hơn trước MiG-21 bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ, với thiết kế khí động học tốt, hệ thống điều khiển ngắm bắn hiệu quả. 

Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, F-5E Tiger II đã tỏ rõ hiệu quả khi được sử dụng bởi các phi công Quân đội nhân dân Việt Nam. Những chiếc tiêm kích này đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho quân Khơ me Đỏ. Ngày nay tuy chúng đã được rút hết khỏi biên chế do thiếu phụ tùng thay thế, những những chiến công do F-5E Tiger II vẫn được ghi nhận vào bảng thành tích của Không quân nhân dân Việt Nam.

Không chỉ  F-5E Tiger II mà những chiếc phi cơ A-37 - chiến lợi phẩm mà ta thu được sau chiến tranh chống Mỹ cũng đóng vai trò là cường kích hỗ trợ mặt đất hiệu quả, thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ, trong đó có việc tiêu diệt các phiến quân Khmer Đỏ.

Với nhiệm vụ hỗ trợ cho bộ binh mặt đất, A-37 từng có thời gian hoạt động tích cực trong không quân Việt Nam trong khoảng thời gian cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, từng là nỗi kinh hoàng cho Khmer Đỏ.

Lịch sử hoạt động của loại cường kích cơ này trong Không quân Việt Nam bắt đầu từ cuối tháng 4 năm 1975. Ngày 28-4-1975, phi đội Quyết thắng của không quân nhân dân Việt Nam gồm 5 chiếc A-37 đã dội bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại cho phía Việt Nam cộng hòa. Những năm tiếp sau đó, các phi đội A-37 đã tích cực giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra.

ảnh 1

Cường kích A-37

Cường kích A-37 là loại máy bay ném bom hạng nhẹ, được quân đội Mỹ đặt hàng hãng Sessna phát triển từ loại máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi T-37Cs, với mục đích tạo ra một loại máy bay ném bom có chi phí hoạt động thấp. Tuy được phát triển từ máy bay huấn luyện, nhưng nó lại được trang bị hệ thống điện tử tốt hơn cùng hai động cơ khỏe giúp chúng có thể cơ động cao trên chiến trường.

A-37 trang bị hai chỗ ngồi cạnh nhau dành cho phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí. Vũ khí trang bị gồm có súng máy Gatting cỡ nòng 7,62mm, rocket, bom và cả tên lửa tầm nhiệt treo trên 6 mấu cứng của cánh.

 

Những hình ảnh lịch sử 5 ngày thần tốc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước

Quân giải phóng từ các hướng ồ ạt tiến vào nội đô Sài Gòn. Trưa 30/4/1975, xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, người dân đổ ra đường trong niềm vui thống nhất.

 

Chiến thắng vĩ đại ngày 30/4/1975: Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.