Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào?

Chủ nhật, 12/06/2016, 00:01 AM

Bạn có biết Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào? Hoa chuông có nhiều tên gọi khác nhau: Hoa tình yêu, hoa thánh, tử la lan, mõm chó biển,...

Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào
Các bạn có biết Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào?

Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào? Hoa chuông tên khoa học là Sinningia speciosa hay Gloxinia speciosa. Ngoài ra còn có nhiều tên gọi khác nhau, như hoa tình yêu (valentine), hoa thánh, tử la lan, mõm chó biển, đại nhâm đồng, hồng xiêm. Loài hoa này còn được gọi với cái tên cây “thôi miên hay “hơi thở của quỷ” bởi trong hoa của cây chứa chất gây ảo giác scopolamine cho con người.

A, Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào?

Được biết đến với tên gọi Scopolamine hay “Hơi thở của quỷ”, loài hoa này có nguồn gốc từ cây Borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia. Hoa chuông có hình dáng lạ, màu sắc đa dạng rất được ưa chuộng trên thế giới đã được nhập nội vào nước ta.

Chúng có hình dáng gần giống hoa loa kèn rủ xuống, có màu trắng hoặc vàng rất đẹp, phấn hoa có thể gây ảo giác.

Tại Việt Nam, vùng trồng nhiều cây hoa này nhất là Đà Lạt. Số lượng hoa chuông ở đây lên tới hàng trăm cây mà người dân hay gọi là loa kèn, có hình dáng giống như Borrachero, được trồng cách đây từ vài năm đến cả chục năm tuổi đang cho ra hoa trắng xóa.

B, Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào? Đây là loại hoa dại mọc nhiều ở Colombia

Hoa chuông là loài cây thân thảo sống lâu năm có khả năng tạo thành các cụm dày đặc nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất. Thân cây cao từ 15-30 cm và cành hoa bao gồm 5-15 hoa trên đỉnh ngọn thân cây. Hoa có chiều dài trung bình 25cm, có màu trắng hoặc vàng, mùi thơm ngọt và nở hoa về cuối mùa xuân. Lá có vị đắng và lợ, hình thức giống lá thuốc lá. Điều đặc biệt, tất cả các bông hoa khi nở đều cắm đầu xuống đất, y hệt Borrachero.

Nhà sinh vật học Lương Văn Dũng, phó Trưởng khoa Sinh học, Đại học Đà Lạt cho biết, tên Borrachero không phải là tên khoa học của loài cây này mà chỉ là tên gọi địa phương tại Colombia . Vì thế, ông chưa dám khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây người Đà Lạt thường gọi là hoa loa kèn có phải là một hay không.

Qua nghiên cứu và khảo sát, nhà sinh vật học Lương Văn Dũng đã bước đầu xác nhận hai loại cây này cùng họ và cùng chi, nhưng chưa thể khẳng định chúng là một. Để có thể đưa ra một kết luận chính xác rất cần nhiều cuộc nghiên cứu cả trong và ngoài nước.

C, Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào. Hoa chuông trồng rất nhiều ở Đà Lạt

Còn theo Giáo sư - tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn "Từ điển cây thuốc Việt Nam", khẳng định Borrachero chính là cây cà độc dược cảnh ở Việt Nam, một số địa phương gọi là hoa loa kèn. Cây có tên khoa học Brumansia Suaveolens (Wild), thuộc họ cà Solanaceae.

Trong "Từ điển cây thuốc Việt Nam", giáo sư Chi mô tả về Brumansia Suaveolens là cây nhỡ khỏe, hóa gỗ có vỏ xám, cành lá thường thòng xuống. Lá mọc so le, phiến có dạng như lá thuốc lá. Hoa mọc thòng xuống, to, đơn độc hay xếp thành từng đôi. Hoa có màu trắng, dài 25-30 cm, đường kính 1-1,5 cm, nhị đính trên ống tràng có bao phấn dính nhau. Cây này gốc ở Mexico và Peru, được nhập về trồng ở Đà Lạt, Nghệ An.

D, Hoa Chuông độc cỡ nào, vì sao còn được gọi là “hơi thở của quỷ”?

Cây hoa chuông còn được gọi với cái tên cây ‘thôi miên’ hay ‘hơi thở của quỷ’ bởi trong hoa của loài cây này chứa chất gây ảo giác scopolamine.

Theo các nhà khoa học, chỉ cần uống một giọt dịch chất chiết xuất từ chất scopolamine của hoa chuông, một người khỏe mạnh có thể rơi vào trạng thái vô thức. Nạn nhân có thể sẽ nghe, làm theo lời người đối diện một cách vô thức.

Các bộ phận của cây hoa chuông đều chứa độc tố cực mạnh, có thể dẫn đến ngộ độc sau khi ăn. Ở dạng nhẹ bệnh nhân ngộ độc có biểu hiện nôn trớ, mệt mỏi, choáng váng... Ở dạng ngộ độc nặng người bệnh có thể bị suy thận, suy tim cấp, bị ảo giác, hoang tưởng..., nếu không được cấp cứu.

E, Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào. Mỗi bộ phận trên cây đều chứa chất độc

Được xếp vào nhóm cây có độc tính cao nên loài cây này được sử dụng để bào chế các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống say tàu xe, tiền mê, trị hen suyễn... với một lượng rất nhỏ, chỉ tính bằng milligram, hoặc được sử dụng như một loại 'thuốc sự thật' để lấy lời khai tù nhân, phạm nhân hoặc làm mất tri giác tạm thời.

Năm 2014, dược sĩ Phan Minh Hiển, Đại học Y Dược TP HCM, từng thực hiện một công trình nghiên cứu để tìm hiểu về thành phần hóa học của hoa loa kèn. Loại hoa được chọn điển hình là loa kèn màu vàng tại Đà Lạt có tên khoa học là Brugmansia aurea Lagerh. Kết quả phân tích, chiết xuất cho thấy trong hoa loa kèn có chứa chất gây ảo giác Scopolamine. Chỉ cần uống một giọt độc dược chiết xuất từ chất Scopolamine của hoa loa kèn, nạn nhân có thể bị mất trí nhớ và mất tri giác tạm thời.

Theo dược sĩ Hiển, ở Nam Mỹ cây này được dùng làm thuốc hoặc để tạo ảo giác trong các nghi lễ tôn giáo. Các chế phẩm thô của Brumansia hoặc alkaloid tinh khiết được sử dụng như một loại "thuốc sự thật" để lấy lời khai tù nhân, phạm nhân hoặc làm mất tri giác tạm thời. Bọn tội phạm sử dụng cây này làm thuốc thôi miên nhằm cướp của, giết người, lấy cắp nội tạng, buôn người. Tác dụng này được cho là do Scopolamine tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương.

F, Loài hoa này được trồng làm cảnh rất nhiều trong các gia đình và cơ quan

Từ kết quả nghiên cứu này, dược sĩ Hiển đề nghị: "Hoa loa kèn là một loại cây có độc tính cao. Cần tuyên truyền trong nhân dân để phòng tránh các trường hợp ngộ độc hoặc lợi dụng thành phần cây này để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật".

Tiến sĩ Võ Văn Năm, Phó trưởng Bộ môn Dược Liệu, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết thêm hoa loa kèn độc có nhiều màu sắc khác nhau: Đỏ, cam, vàng, trắng. Loại cây này được sử dụng để bào chế các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống say tàu xe, tiền mê, trị hen suyễn... Nó được xếp vào bảng có độc tính cao nên chỉ được dùng để bào chế thuốc với một lượng rất nhỏ, tính bằng miligram.

"Chỉ cần hấp thụ một lượng nhỏ Scopolamine có thể gây ngộ độc. Vì thế mọi người không nên tùy ý hái bất kỳ bộ phận nào của cây loa kèn để sắc thành thức uống. Khi bị ngộ độc, nhẹ thì cảm thấy khô miệng, khó nuốt, giảm tiết dịch ở phế quản, giãn đồng tử, nặng có thể bị lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích", tiến sĩ Năm khuyến cáo.

F, Chất Scopolamine trong hoa chuông đáng sợ như thế nào?

Scopolamine hay còn gọi là Hơi thở của quỷ. Hoặc gọi tên khác là Burundanga là một loại ma túy hay ma dược được bào chế từ từ cây Borrachero ở Colombia. Nó có tác dụng gây mê đồng thời có khả năng làm mất đi thần trí của con người và đưa con người vào trạng thái bị thôi miên. Loại này được coi là loại thuốc đáng sợ nhất thế giới mà tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.

Ở Colombia, loại thuốc “Mùi của quỷ” này có tên gọi là Scopolamine. Đây là một loại thuốc được chiết xuất từ loài cây rất phổ biến ở nước này có tên gọi là cây Borrachero. Cây này có dược tính cực mạnh có thể xóa sạch trí nhớ của nạn nhân và khiến họ không thể hành động theo lý trí của mình.

G, Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào? Loài hoa Borrachero

Cái tên “Borrachero” trong tiếng Colombia có nghĩa là “làm bạn say”, và đây là loài cây dại thường thấy trong các khu rừng, thậm chí là trên đường phố ở Bogota, Colombia. Cây Borrachero có hoa màu trắng và vàng, rất giống với cây hoa loa kèn thường thấy ở Đà Lạt của Việt Nam.

Loài cây này tiết ra chất Scopolamine tự nhiên nguy hiểm đến mức ở các vùng nông thôn Colombia. Các bà mẹ thường cảnh báo con mình không được ngủ quên dưới những bông hoa loa kèn màu trắng và màu vàng rực rỡ này. Bởi chỉ cần hít phải phấn hoa của nó thôi cũng đã khiến trẻ con gặp phải những giấc mơ lạ lùng.

Còn khi được chiết xuất và xử lý bằng hóa chất đặc biệt thành một loại bột trắng không mùi, không vị, Scopolamine còn gây ra những hậu quả khủng khiếp hơn thế rất nhiều. Bởi đây là loại bột tan rất nhanh trong nước nên bọn tội phạm ở Colombia thường pha nó vào nước hoặc rắc lên thức ăn để đầu độc nạn nhân.

Các phóng viên của Reuters cho hay, nạn nhân sau khi ăn hoặc uống phải loại bột này sẽ trở nên dễ sai khiến. Đến mức họ ngoan ngoãn dẫn bọn tội phạm về nhà mình để khuân hết đồ đạc và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng cho chúng. Còn các nạn nhân là phụ nữ có nguy cơ bị cưỡng hiếp tập thể mà không hề hay biết, thậm chí có thể bị bán cho các động mại dâm.

Trước thông tin về loại thuốc “Mùi của quỷ” khủng khiếp này, phóng viên Ryan Duffy của hãng tin VICE đã cất công bay tới Bogota, Colombia để tìm hiểu và có những trải nghiệm thực tế về loại thuốc nổi tiếng này cho thỏa trí tò mò.

Sau khi đến Colombia và gặp gỡ người dân địa phương, quan chức cảnh sát, chuyên gia về thực vật học, các đối tượng buôn bán ma túy và trực tiếp phỏng vấn những người được cho là nạn nhân của “Mùi của quỷ”, Ryan Duffy đã xây dựng bộ phim tài liệu “World’s Scariest Drug” (Loại ma túy đáng sợ nhất thế giới) và thu hút 7 triệu lượt xem và bình luận trên Youtube vào tháng 5/2012.

H, Loài hoa này được các nước cảnh cáo người dân không nên tới gần 

Trước đó, Tiến sĩ Stephen M. Pittel, một nhà tâm lý học nổi tiếng ở Mỹ đồng thời là người tiên phong nghiên cứu văn hóa ma túy ở San Francisco đã viết “có những báo cáo cho thấy nhiều vụ cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc và các tội phạm khác ở Mỹ và Canada đều được thực hiện bằng Burundanga, một hình thức của loại thuốc Scopolamine đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ ở Colombia như một loại vũ khí và công cụ gây án của bọn tội phạm nhắm vào du khách.”

I, Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào. Hạt của cây hoa để chế biến loại thuốc gây mê

Năm 1995, tờ Wall Street Journal cho biết việc sử dụng thuốc Burandanga đã gia tăng một cách nhanh chóng trong các băng đảng tội phạm người Colombia nhập cư ở Mỹ, và hiện nay chúng đang sử dụng loại thuốc này như một hình thức tiền bạc để trao đổi.

Tờ báo Wall Street Journal cho biết: “Thông thường, nạn nhân sẽ được mời một loại đồ uống đã được pha sẵn hợp chất này. Điều tiếp theo mà nạn nhân nhớ được là tỉnh dậy ở một nơi xa lạ và không có một chút ký ức nào trong đầu về những việc vừa xảy ra. Rồi sau đó họ sớm phát hiện ra rằng mình đã trao trang sức, tiền bạc, chìa khóa ô tô, thậm chí là rút tiền từ các tài khoản ngân hàng cho những kẻ tấn công mình.”

J, Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào. Chất độc trong loại hoa gây ảo giác cho con người

Một nạn nhân tên là Mel ở Naples, bang Florida, Mỹ kể lại trên tờ Daily Mail: “Điều đó đã xảy ra với bà dì ngoài lục tuần của tôi ở Medellin. Có ai đó đã sử dụng loại bột này thổi vào mặt bà, rồi sau đó dẫn bà đến ngân hàng, nơi bà tự nguyện rút sạch tài khoản tiết kiệm để trao cho hắn. Sau đó bà không thể nào nhớ được kẻ đó là ai.

Đó chính là lý do mà trong vài năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát đi lời cảnh báo cho các du khách nên cẩn trọng với “bọn tội phạm ở Colombia sử dụng các loại thuốc gây tê liệt để tạm thời khống chế du khách và những người khác.”

Ở Bogata, Colombia và California, Mỹ, thuốc Burundanga thường được tẩm trong các thanh kẹo cao su, chocolate hoặc pha trong đồ uống hay phủ trên một mẩu giấy. Chỉ cần một liều rất nhỏ của loại thuốc này có thể khiến nạn nhân hoàn toàn quy phục, còn liều lớn hơn có thể gây nên tình trạng mất tri giác ngay lập tức và hội chứng mất trí nhớ ngắn hạn khiến nạn nhân không thể nào nhớ được những sự kiện vừa xảy ra.

Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đã khuyên công dân nước mình không nên du lịch tới những khu vực nông thôn hẻo lánh ở Colombia. Chính phủ Canada thì cảnh báo rằng nếu du khách tới Colombia thì nên tránh “đi tới các quán bar một mình” và “không bao giờ để đồ uống hay thức ăn của bạn lại mà không có người trông nom”.

Thủ đoạn phổ biến nhất mà bọn tội phạm thường áp dụng đối với các du khách đó là giả vờ đến hỏi đường trên một tấm bản đồ. Nhân lúc nạn nhân sơ ý thì thổi loại bột Burundanga được giấu trong một mảnh giấy vào mặt nạn nhân. Tuy nhiên bọn chúng cũng thường rất thận trọng khi áp dụng thủ đoạn này bởi Scopolamine có thể gây ra tình trạng hôn mê kéo dài và các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho nạn nhân, thậm chí là tử vong.

Trên trang web của mình, Bộ Ngoại giao Colombia cũng cảnh báo những người có ý định “du lịch tới Colombia cần phải thận trọng với Scopolamien. Loài này thường được gọi là Burundanga, một loại chất hoàn toàn tan trong đồ uống hoặc được trộn trong thuốc lá hay thổi vào mặt”. Đây vốn là chất độc được sử dụng rất phổ biến trong các vụ cướp tài sản và bắt cóc tại các quán rượu ở địa phương. Colombia cũng là một trong những quốc gia có tỉ lệ tội phạm bắt cóc cao nhất thế giới.

K, Các vụ ngộ độc hoa Chuông ở Việt Nam

Bác sĩ Phạm Hữu Hiển, phó trưởng khoa hồi sức - tích cực bệnh viện, cho biết. Đêm 23/4/2015 bà Đào Thị N. cùng chồng là ông Lê Văn L. ở Thanh Oai, Hà Nội nhập viện trong tình trạng nguy kịch: khó thở, rối loạn nhịp tim, toàn thân tê bì, có lúc rơi vào ảo giác, hoang tưởng.

Hỏi người nhà bệnh nhân thì được biết vợ chồng bà N. đã ăn canh nấu từ lá cây hoa chuông (cây trồng làm cảnh - ảnh) để trị chứng mất ngủ theo lời mách của người khác. Chỉ khoảng 10 phút sau khi ăn, hai người đã có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, nôn...

L, Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào. Bệnh nhân ăn hoa chuông có dấu hiệu buồn nôn, khó thở

Người nhà ngay sau đó đã đưa hai vợ chồng vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Sau 24 giờ cấp cứu, hai vợ chồng đã qua cơn nguy kịch và xuất viện sau ba ngày điều trị.

Tiếp đó, ngày 12/5/2016, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận 2 bệnh nhân vào viện trong tình trạng đau đầu, nôn mửa, thần kinh không tự chủ. Theo người nhà cho biết, trước đó, được người hàng xóm giới thiệu về loài hoa có tên là hoa loa kèn (hoa chuông). Được cho là quý, ăn lành tính và mát, lại thấy trong vườn nhà sẵn có nên bà M (một trong 2 bệnh nhân đã hái  hoa chuông về nấu canh.

Sau ăn khoảng 30 phút bà M và chồng thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, đi lại không bình thường. Tại bệnh viện, bác sĩ kết luận, hai bệnh nhân trên bị nhiễm độc Scopolamine do ăn hoa cây hoa chuông. Các bác sỹ bệnh viện cho biết, đây là trường hợp hiếm gặp nhưng nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ đến tính mạng là rất cao.

Và mới đây nhất, vào 21h tối 10/6/2016, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận 5 bệnh nhân trong cùng một gia đình gồm Triệu Tiến L., Trần Thị V., Triệu Anh Đ., Triệu Mỹ Q., Nguyễn Mai S. (cùng trú tại tổ 30, Minh Xuân, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) có biểu hiện ngộ độc.

Bác sĩ, chuyên khoa 1, Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, ngay khi tiếp nhận 5 bệnh nhân có biểu hiện ngộ độc nhập viện, các bệnh nhân đã được hồi sức cấp cứu, hô hấp tuần hoàn, rửa dạ dày, truyền dịch, thở máy...

M, Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời

Nguyên nhân của vụ việc ngộ độc được xác định là do ngộ độc lá cây hoa chuông.

Cụ thể, theo người nhà bệnh nhân, tối 10/6 gia đình có hái rau trong vườn nấu canh, trong đó có lẫn cả lá hoa chuông, sau ăn khoảng 20 phút, 5 bệnh nhân đều thấy chóng mặt, nóng toàn thân, buồn nôn, nôn nên đã vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cấp cứu.

Theo các bác sĩ, các bộ phận của cây hoa chuông đều chứa độc tố cực mạnh, có thể dẫn đến ngộ độc sau khi ăn. Ở dạng nhẹ bệnh nhân ngộ độc có biểu hiện nôn trớ, mệt mỏi, choáng váng... Ở dạng ngộ độc nặng người bệnh có thể bị suy thận, suy tim cấp, bị ảo giác, hoang tưởng... nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.

Trên đây là thông tin Hoa Chuông là gì và hoa Chuông độc cỡ nào để bạn đọc tham khảo.

 

Lá ngón là gì? Lá ngón có tác dụng gì và độc đến mức nào?

Lá ngón là gì? Lá ngón có tác dụng gì và độc tới mức nào nhiều người tử vong khi ăn nhầm lá ngón? Làm sao để phân biệt lá ngón với các loại cây khác?

 

Cá nóc là cá gì và vì sao có độc nhưng vẫn được ưa chuộng?

Cá nóc (có nơi gọi là cá cóc, cá bống biển, cá đùi gà), trên thế giới bộ cá nóc Tetraodontiformaes có 9 họ, bao gồm trên 400 loài thuộc 13 giống. Trong đó có 243 loài thuộc 4 họ chiếm ưu thế là Ostraciidae, Triodontidae, Tetraodontidae và Diodontidae.