Hóa đơn tiền điện tăng vọt giữa đại dịch Covid-19, EVN nói gì?

Chủ nhật, 12/04/2020, 13:41 PM

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đưa ra một số giải thích về việc tiền điện của khách hàng tăng trong kỳ hóa đơn tháng 3, giữa lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đời sống người dân khó khăn.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đưa ra một số giải thích về việc tiền điện của khách hàng tăng trong kỳ hóa đơn tháng 3, giữa lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đời sống người dân khó khăn.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đưa ra một số giải thích về việc tiền điện của khách hàng tăng trong kỳ hóa đơn tháng 3, giữa lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đời sống người dân khó khăn.

Theo EVN, trong tháng 3, lượng điện sinh hoạt trên toàn quốc tăng tới 8,55% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng Hà Nội tăng 17% và TP.HCM tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019.

Hai lý do được EVN viện dẫn cho việc tăng chi phí tiền điện của các hộ dân trong kỳ hóa đơn lần này là yếu tố thời tiết và ảnh hưởng của Covid-19.

Theo EVN, tăng giá trong kỳ hóa đơn này là hiện tượng có tính quy luật thời tiết hàng năm. Ở nhiều khu vực, nhất là ở phía Nam, theo quy luật thời tiết thì tháng 3 bắt đầu chuyển sang nắng nóng. Tháng 3 năm nay còn có một số ngày nắng nóng gay gắt và kéo dài ở mức trên 35 độ C.

Khi vào mùa nắng nóng, các hộ khách hàng sử dụng nhiều các thiết bị làm mát, nên tiêu thụ nhiều điện, nhất là máy lạnh. Bản thân các thiết bị làm mát cũng phải hoạt động nhiều hơn khi có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ngoài trời và trong phòng, nên càng tốn nhiều điện hơn.

Tháng 3 và đầu tháng 4 năm nay cũng là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực, nhiều người mất việc làm, nghỉ không lương do đó tiền điện tăng ảnh hưởng đời sống người dân.

Trước đó phản ánh trên Tuổi Trẻ, chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (phường Phú Thuận, Q.7) cho hay vừa nhận được hóa đơn tiền điện của tháng 3 với số tiền tăng đột ngột lên 534.000 đồng. Trước đó, trong tháng 2 chị Hằng chỉ trả tiền điện 374.000 đồng. 

Theo chị Hằng, do sống một mình và làm việc tại ngân hàng nên trong tháng 3 chị luôn rời khỏi nhà từ 6h30-21h mỗi ngày. Trong nhà vẫn sử dụng tủ lạnh, điều hòa, máy nước nóng nhưng dùng rất hạn chế. Với mức dùng như thế, chị Hằng cho biết các 4 tháng qua tiền điện cũng chỉ hơn 300.000 đồng, riêng tháng 3 tăng cao hơn 142% khiến chị rất bất ngờ.

EVN mới có Công văn số 2015/EVN-KD báo cáo chương trình giảm giá điện và an sinh xã hội để hỗ trợ khách hàng bị tác động bởi dịch Covid-19, với mức giảm từ 10%, 50% đến 100% cho một số đối tượng trong 6 tháng (từ tháng 4 - 9/2020). Tổng mức hỗ trợ khoảng 8.000 tỉ đồng.

Đồng thời, Bộ Công thương cũng có Báo cáo số 22/BC-BCT ngày 1/4 gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất giảm 10 - 20% giá điện cho một số đối tượng, thời gian áp dụng 3 tháng (từ tháng 4 - 7/2020), với tổng mức hỗ trợ khoảng 11.000 tỉ đồng.

Bộ Tài chính cho rằng, theo quy định hiện hành, Bộ Công thương là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện, trong đó có giá điện. Qua rà soát cả 2 phương án trên, nguồn kinh phí thực hiện là giảm trực tiếp vào doanh thu của EVN (qua đó cũng tác động làm giảm các khoản thu ngân sách nhà nước từ thuế và lợi nhuận sau thuế so với dự toán).

Mặt khác, điện thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ nhà nước bình ổn giá trên cơ sở nguyên tắc “bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ”.“Vì vậy, EVN phải có phương án cân đối để tránh trường hợp lỗ và treo lại các khoản lỗ gây áp lực tăng giá trong năm 2021, nhất là sẽ ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác là đầu vào của sản xuất điện (than cho sản xuất điện, khí...), các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho sản xuất điện khi các ngành hàng này không có điều kiện để giảm giá”, Bộ Tài chính kiến nghị.Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị EVN cần tiến hà

Bài liên quan