Hoa hoè có tác dụng gì? Uống hoa hoè nhiều có tốt không?

Thứ ba, 22/01/2019, 10:18 AM

Hoa hoè được rất nhiều người sử dụng làm nước uống hàng ngày tuy nhiên ít người biết đến tác dụng thực sự của hoa hoè với sức khoẻ.

Hoa hoè có tác dụng gì?

Hoa hòe có màu vàng nhạt, nhỏ như những búp cây. Hoa hòe là cây trồng lâu niên gần gũi với cảnh sắc khuôn viên đình chùa, vườn nhà vừa làm cây cảnh, vừa làm cây hóng mát. Hoa hòe trong y học cổ truyền là vị thuốc vừa giải nhiệt vừa có tính kháng sinh không độc hại, không có tác dụng phụ được dân gian tin dùng.

hoa-hoe-co-tac-dung-gi-uong-hoa-hoe-nhieu-co-tot-khong
Hoa hoè có tác dụng gì? Uống hoa hoè nhiều có tốt không?

Theo Đông y, hoa hòe có vị đắng, tính bình, quả có vị đắng tính hàn. Hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, chảy máu cam hoặc ho ra máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết. Hoa hòe còn có tác dụng điều trị bệnh tăng huyết áp trong xơ vữa động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não…

Hoa hòe phơi khô làm vị thuốc hoa để pha uống như uống chè hàng ngày. Hoa hòe chữa các bệnh tăng huyết áp, đại tiện ra máu, các bệnh về viêm loét.Thành phần Rutin trong hoa hòe còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C, giúp tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao sơ nhiễm…Hoa hòe có thể kết hợp với hạ khô thảo, Xuyên khung, Địa long, Cúc hoa, Câu đằng chữa tăng huyết áp, kết hợp với trắc bá diệp, Chỉ xác chữa đại tiện ra máu; kết hợp với bách thảo sương, Mẫu lệ nung chữa băng huyết, khí hư; kết hợp với Kim ngân hoa chữa viêm loét, mụn nhọt…

Ở nước ta, hòe được trồng nhiều ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng và Nghệ An, gần đây cũng trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Bộ phận dùng là nụ hoa hòe và quả hòe. Mùa hoa vào tháng 5-8, mùa quả vào tháng 9-10.

Làm trà uống: Trà uống là một loại thức uống thuần khiết của thiên nhiên, đặc biệt phối hợp trà và thảo dược đều là nguyên liệu của thiên nhiên càng tăng hiệu quả bảo vệ sức khỏe.

Nụ hoa hòe được sao vàng nhẹ có mùi thơm rất đặc trưng. Để có được một ấm trà ngon người ta phải chọn ấm làm bằng sứ là tốt nhất, nếu không có phải dùng loại làm bằng thủy tinh.

Chọn nước nấu pha trà thì đầu tiên là nước suối từ núi đá chảy ra đó là nước thiên nhiên chưa bị ô nhiễm lại chứa nhiều loại khoáng chất có nguyên tố vi lượng rất cần cho con người. Loại nước pha trà này được liệt vào “thượng phẩm”.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay đều dùng nước sạch đã qua xử lý tiệt trùng mà ta gọi là “nước máy” thì không lý tưởng bằng “nước khoáng tuyền” (nước suối đá) nhưng nó cũng thuộc nước tự nhiên, phù hợp với tiêu chuẩn nước uống cho con người.

Bạn nhớ đầu tiên tráng qua bằng nước sôi cho ấm nóng, sạch sau đó đổ nước tráng đi, cho trà vào rồi rót nước đã đun sôi vào ấm, đậy nắp sau 5-7 phút là uống được.

Uống hết nước trà pha lần thứ nhất thì trà tan ra chiết xuất khoảng 55%, pha lần thứ hai khoảng 30%, lần thứ ba còn khoảng 10% hương vị trà. Vì thế, mỗi lần dùng trà bạn phải pha 3-4 lần nước sôi mới tận dụng được hết hương vị trà.

Làm thuốc hỗ trợ điều trị

Tác dụng hạ nhiệt, cầm máu: Với những thành phần có trong hoa hòe như nhiều chất chống ôxy hóa là quercetin, kaemferol, glucosit đặc biệt là rutin hàm lượng rất cao (34 % trong nụ hoa hòe).

Đây là một chất có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của các mao mạch và làm tăng độ bền mao mạch nên tác dụng cầm máu rất tốt trong các trường hợp chảy máu cam, đại tiện ra máu, ho ra máu... Nếu cho vào nồi đất đun to lửa sao cháy tồn tính thì tác dụng mạnh hơn.

Ngoài ra còn tác dụng hạ huyết áp phòng ngừa xuất huyết não, chữa thần kinh suy nhược, đầu óc choáng váng, mắt đau sợ chói, khó ngủ dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm hoặc dạng bột, dạng viên, tác dụng cầm máu...

Hòe còn có nhiều tác dụng khác nhờ có thành phần hóa học rất phong phú đó là: làm hạ cholesterol giảm nguy cơ xơ mỡ động mạch; làm giảm trương lực cơ trơn của đại tràng, chống co thắt hay được dùng cho bệnh nhân bị trĩ chảy máu, băng huyết.

Uống hoa hoè nhiều có tốt không?

Hiện nay, nhiều người dùng truyền tai nhau rằng hoa hòe có tác dụng phụ nguy hiểm. Họ cho rằng hoa hòe chứa chất độc gây hại cho cơ thể. Nếu uống hoa hòe vào, không những không khỏi bệnh mà còn gây những biến chứng nguy hiểm. Vậy, tác dụng phụ của hoa hòe có đúng thật như lời đồn?

Xin khẳng định: Hoa hòe hoàn toàn không có tác dụng phụ. Khi người dùng tuân thủ sử dụng đúng cách thì hoa hòe sẽ không gây ra bất kỳ một biến chứng nào. Tác dụng phụ của hoa hòe chỉ xảy ra khi người dùng sử dụng quá liều lượng cho phép hoặc mua phải hoa hòe kém chất lượng, hpa hòe giả.

Các bài thuốc chữa bệnh từ hoa hoè

Đại tiện ra máu:

- Hoa hòe, trắc bá diệp, kinh giới tuệ và chỉ xác lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 6 g với nước cơm.

- Hoa hòe sống và sao mỗi thứ 15g, chi tử 30g tán bột, uống mỗi lần 6g.

- Hoa hòe 60g, địa du, thương truật mỗi thứ 45g, cam thảo 30g, sao thơm sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g.

- Hoa hòe, quả hòe, hoạt thạch mỗi thứ 15g, sinh địa, kim ngân hoa, đương quy mỗi thứ 12g, hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá mỗi thứ 10g, thăng ma, sài hồ, chỉ xác mỗi thứ 6g, cam thảo 3g, sắc uống. Nếu chảy máu nhiều, thêm kinh giới 10g, địa du , trắc bá diệp sao đen mỗi thứ 15g. Thể trạng hư yếu thêm đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn mỗi thứ 15g. Thiếu máu nhiều thêm hoàng kỳ 15g, thục địa 12g.

Tiểu tiện ra máu:

Hoa hòe sao, uất kim mỗi thứ 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g.

Rong kinh, băng huyết, khí hư:

Hoa hòe lâu năm 30g, bách thảo sương 15 g, tán bột, uống mỗi lần 9-12g với rượu ấm để chữa băng huyết, rong kinh. Hoa hòe sao, mẫu lệ nung lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 9g với rượu ấm để chữa bạch đới (khí hư màu trắng).

Chảy máu mũi:

Hoa hòe và ô tặc cốt lượng bằng nhau, nửa sống nửa sao, tán bột, mỗi lần lấy một ít thổi vào lỗ mũi.

Viêm loét:

Hoa hòe, kim ngân hoa mỗi thứ 15g, sắc với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi. Với tổn thương viêm loét về mùa hạ, có thể dùng hoa hòe 60g sắc đặc rồi dùng bông thấm dịch thuốc bôi lên nơi bị bệnh nhiều lần trong ngày.

Hoa hòe tính hơi lạnh nên những người tỳ vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, thích chườm nóng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát) không được dùng vị thuốc này, nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng…