Hoàng Chi Phong sang Đức, có thể sang Mỹ, quan hệ Trung Quốc - Đức gay gắt vì Hong Kong

Thứ năm, 12/09/2019, 09:48 AM

Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), người rất có ảnh hưởng trong phong trào biểu tình ở Hong Kong, từng là thủ lĩnh Phong trào Dù năm 2014 đã sang Đức và có thể sang Mỹ. Chuyến đi của Hoàng đang gây ra đợt sóng lớn cho quan hệ Trung Quốc và Đức.

/Hoàng Chi Phong bắt tay với Ngoại trưởng Đức Heiko Mass hôm 9/9.
Hoàng Chi Phong bắt tay với Ngoại trưởng Đức Heiko Mass hôm 9/9.

Hoàng Chi Phong sang Đức và có thể sang Mỹ, để làm gì?

Theo tờ New Straits Times (NST), Hoàng Chi Phong đã đến Đức hôm 9/9 sau khi được thả sau một đêm bị giam giữ.

Hoàng Chi Phong, 22 tuổi, nói rằng anh bị giam giữ tại sân bay Hong Kong ngày 8/9 vì vi phạm các điều kiện bảo lãnh tại ngoại mà nhân vật này phải chịu sau khi bị truy tố liên quan đến một cuộc biểu tình chống chính quyền ngày 21/6. Lúc này, Hoàng vừa trở về từ Đài Loan và đang định tới Đức và Mỹ.

Thế nhưng, Hoàng Chi Phong đã được tòa án thả vào hôm 9/9 sau khi xác định việc giam giữ là sai sót hành chính và rằng các yêu cầu tại ngoại cho phép Hoàng Chi Phong thực hiện bất kỳ chuyến đi nước ngoài nào đã được sắp xếp trước khi bị bắt, đài tin tức địa phương RTHK đưa tin.

Trước khi rời Hong Kong đến Đức, Hoàng đã đăng lên Twitter cho rằng việc anh bị giam giữ qua đêm là hoàn toàn không thể chấp nhận được và không hợp lý.

Anh nói sẽ gặp các chính trị gia Đức từ các đảng khác nhau cũng như nói chuyện tại Đại học Humboldt của Berlin. Anh cũng cho biết sẽ kêu gọi Đức tạm dừng đàm phán thương mại và bán vũ khí cho Hong Kong và Trung Quốc cho đến khi “nhân quyền được đưa vào chương trình nghị sự”.

Đảng Demosisto của Hoàng cho biết Hoàng cũng tới Mỹ và sẽ trở lại vào cuối tháng Chín, mà không cung cấp chi tiết hành trình của Hoàng.

Đến ngày 10/9, truyền thông thế giới đưa tin Hoàng Chi Phong đã gặp Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. Các bức ảnh được đăng tải cho thấy Hoàng và ông Heiko Maas bắt tay vui vẻ trước báo giới.

Hoàng cũng đăng bức hình hai người đang gặp gỡ và nói cả hai đã thảo luận về "tình hình và nguyên nhân cuộc biểu tình" ở Hong Kong.

Khi ở Berlin, Hoàng Chi Phong nói với các phóng viên: "Hong Kong là Berlin mới trong cuộc Chiến tranh Lạnh mới".

Wong cũng kêu gọi các chính trị gia Đức ngừng xuất khẩu thiết bị cảnh sát sang Hong Kong và công khai lên án việc cảnh sát dùng bạo lực chống lại người biểu tình.

Vài ngày trước đó, Thủ tướng Angela Merkel nói với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh rằng tôn trọng nhân quyền là "không thể thiếu".

Trung Quốc phản ứng dữ dội, Đức nói cuộc gặp là bình thường

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chỉ trích Đức đã can thiệp vào tình hình nội bộ ở nước này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chỉ trích Đức đã can thiệp vào tình hình nội bộ ở nước này.

Phía Trung Quốc đã phản ứng gay gắt với việc Ngoại trưởng Đức gặp thủ lĩnh biểu tình Hong Kong. Đại sứ Trung Quốc tại Berlin, Ken Wu, cho rằng cuộc gặp gây tổn hại tới quan hệ hai nước. "Tôi lấy làm tiếc phải nói rằng, chuyện này sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực cho quan hệ hai nước và phía Trung Quốc phải phản ứng", ông Ken Wu nói.

"Sau khi anh ta (Hoàng Chi Phong) đến (Berlin), chúng tôi rất lấy làm tiếc khi một số chính trị gia, bao gồm Ngoại trưởng Maas, cũng như một số thành viên quốc hội đã gặp Hoàng Chi Phong", ông Wu nói thêm.

Ông Wu cáo buộc các chính trị gia Đức dường như đang muốn đổ thêm dầu vào lửa hoặc tìm cách kiếm lợi ích chính trị từ đó.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập Đại sứ Đức để phản đối về sự việc.

Theo ông Wu, Bắc Kinh có "bằng chứng đầy đủ" về sự can thiệp của nước ngoài vào Hong Kong.

Wu tuyên bố các lực lượng nước ngoài đã tham gia vào các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hong Kong và nhắc lại lời kêu gọi các chính trị gia nước ngoài không được can thiệp vào vấn đề Hong Kong. "Phải tôn trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc và các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”, ông này nói.

Wu cũng nói với các phóng viên rằng Bắc Kinh đã nhiều lần yêu cầu Berlin từ chối cho Hoàng Chi Phong nhập cảnh nhưng không được chấp nhận.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chỉ trích Đức đã can thiệp vào tình hình nội bộ ở nước này.

"Việc truyền thông và các chính trị gia Đức quan tâm tới làn sóng ly khai chống Trung Quốc là cực kì sai lầm. Chính phủ Trung Quốc phản đối quyết liệt cuộc gặp (giữa Ngoại trưởng Đức và Joshua Wong). Đây là sự thiếu tôn trọng chủ quyền Trung Quốc và là sự can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc”, bà Oánh nói.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Đức khẳng định việc Ngoại trưởng Đức gặp một công dân là "chuyện bình thường".

 

Báo Trung Quốc nói người Hong Kong định ‘khủng bố dữ dội’ vào ngày 11/9

Trong khi báo Trung Quốc loan tin người Hong Kong định tiến hành vụ khủng bố quy mô lớn vào ngày 11/9, các nhà hoạt động Hong Kong cho biết sẽ ngừng các cuộc biểu tình vào ngày này để tưởng niệm vụ khủng bố diễn ra ngày 11/9/2001 ở Mỹ.

 

Vì sao Trung Quốc tuyên truyền khắp thế giới về Hong Kong nhưng vẫn không được ủng hộ?

Theo tờ South China Morning Post, đặc phái viên Trung Quốc trên khắp thế giới cùng bắt tay vào nỗ lực tuyên truyền rộng rãi khác thường để thúc đẩy đường lối của Bắc Kinh trong các cuộc biểu tình ở Hong Kong, nhưng thế giới vẫn không ủng hộ thông điệp của họ.

 

Du lịch Hong Kong suy thoái kỷ lục

Biểu tình đẩy đặc khu hành chính Hong Kong vào thời kỳ suy thoái nghiêm trọng nhất về du lịch và dịch vụ kể từ dịch SARS năm 2003.