Hội chứng sợ lỗ là gì? có nguy hiểm không?

Chủ nhật, 11/10/2020, 06:46 AM

Sự ác cảm hoặc ghê sợ, ám ảnh, buồn nôn, chóng mặt khi nhìn thấy hình ảnh nhiều lỗ tròn như tổ ong, gương sen, lỗ trên thân cây, hình xăm lỗ trên cơ thể,.. là triệu chứng điển hình của hội chứng sợ lỗ.

Hội chứng sợ lỗ là gì? có nguy hiểm không?

Hội chứng sợ lỗ là gì? có nguy hiểm không?

Hội chứng sợ lỗ là gì?

Hội chứng Sợ lỗ (có tên khoa học là Trypophobia)

Hội chứng Sợ lỗ (có tên khoa học là Trypophobia)

Hội chứng Sợ lỗ (có tên khoa học là Trypophobia)

Hội chứng Sợ lỗ (có tên khoa học là Trypophobia), đây là là một dạng của bệnh tâm lý chưa được công nhận, người mắc hội chứng này sẽ bị ám ảnh khi quan sát các vật có lỗ nhỏ, lỗ tròn, chẳng hạn như tổ ong, gương sen, lỗ trên thân cây, hình xăm lỗ trên cơ thể người. oặc vết thâm.

Khi mọi người nhìn thấy những hình ảnh này, một loạt các phản ứng được kích hoạt. Họ gặp phải các triệu chứng như sợ hãi nghiêm trọng, buồn nôn, ngứa, đổ mồ hôi, run rẩy và thậm chí là các cơn hoảng loạn.

Những người mắc hội chứng sợ lỗ sẽ có cảm giác

Những người mắc hội chứng sợ lỗ sẽ có cảm giác "ghê tởm" và sợ hãi với những thứ có lỗ tròn

Mội triệu chứng phổ biến ở hội chứng này là cảm giác “ghê tởm” và sợ hãi. Trypophobia cũng có tính trực quan cao. Cảm giác sợ hãi, nỗi kinh hoàng hoặc lo lắng sẽ được kích hoạt với người mắc chứng này khi xem hình ảnh trực tuyến hoặc bản in…

Theo Business Insider, những người mắc hội chứng trypophobia có cảm giác khó chịu sau khi nhìn vào hình ảnh các lỗ gần nhau. Nhịp tim của họ tăng lên và phần não xử lý thị giác cũng hoạt động tăng đột biến.

Ước tính có khoảng 15% số người trên thế giới, bao gồm 18% nữ và 11% nam, mắc dạng bệnh tâm lý chưa được công nhận trypophobia.

Theo Gepff Cole, một nhà tâm lý học tại Đại học Esssex, cho biết trong một nghiên cứu, ông và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng 16% người tham gia có dấu hiệu của trypophobia.

Sự tồn tại hội chứng sợ lỗ

Sự tồn tại của hội chứng sợ lỗ

Sự tồn tại của hội chứng sợ lỗ

Xuất hiện lần đầu vào năm 2005, hội chứng này thoạt đầu không được y học công nhận là một chứng bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều người cho biết họ cảm thấy thực sự sợ hãi trước những cái lỗ. Nhiều trường hợp nổi da gà, loạn nhịp tim, thậm chí thấy khó thở.

Qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân khiến chỉ một số người mắc phải hội chứng kỳ lạ này là do não bộ bị quá tải.

Cụ thể hơn, theo Paul Hibbard -giáo sư tâm lý thuộc ĐH Essex (Anh), những hình ảnh thủng lỗ chỗ có kết cấu có thể nói là rất khó chịu, khiến cho khu vực chịu trách nhiệm phân tích thông tinthị giác không làm việc hiệu quả được.    

người mắc phải hội chứng kỳ lạ này là do não bộ bị quá tải

người mắc phải hội chứng kỳ lạ này là do não bộ bị quá tải

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học tâm lý năm 2013, trypophobia (hội chứng sợ lỗ) có thể là kết quả tiến hóa của bộ não thời xa xưa, nhằm cảnh báo chúng ta đang nhìn vào loài động vật có độc. Một số loài có độc đôi khi mang hình dạng tương tự các lỗ, khiến người mắc hội chứng trypophobia cảm thấy ghê sợ khi nhìn thấy chúng.

Chứng sợ lỗ có chữa được không?

chứng sợ lỗ có chữa được không?

chứng sợ lỗ có chữa được không?

Có nhiều biện pháp điều trị hiệu quả, bao gồm những liệu pháp tâm lý và phương thuốc khác nhau để chữa trị hội chứng sợ lỗ. Điển hình như phương pháp điều trị tiếp xúc, Liệu pháp nhận thức – hành vi hoặc có thể điều trị bằng thuốc.

Phương pháp điều trị tiếp xúc: Với phương pháp này, người điều trị sẽ tăng dần mức độ tiếp xúc của bạn với yếu tố kích thích gây ra triệu chứng sợhãi, giúp bạn điều khiển nỗi sợ hãi bằng nhiều dụng cụ khác nhau. Việc tiếp xúc dần dần và lặp đi lặp lại qua thời gian sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi sợ hãi; sau đó từ từ làm chủ được tình huống khi bạn nhìn thấy hình ảnh có nhiều lỗ nhỏ.

Liệu pháp nhận thức – hành vi: Liệu pháp này cũng bao gồm việc tiếp xúc dần dần với yếu tố kích thích, nhưng liệu pháp này còn có nhiều kỹ thuật khác có thể giúp bạn giải quyết vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau. Cách này cũng sẽ thay đổi quan điểm của bạn về chứng sợ hãi và tác động của nó trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Điều trị thuốc: Bác sĩ tâm lý sẽ kê đơn thuốc cho những người mắc hội chứng này.  Thông thường thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, hoặc thuốc ức chế beta thường sẽ được sử dụng để chữa trị các chứng sợ hãi.

Trong đó, thuốc ức chế beta có tác dụng làm cân bằng những tác động của ad-rê-na-lin lên cơ thể người. Thuốc giúp giảm tốc độ nhịp tim, giảm huyết áp, và hạn chế những xung động.

Thuốc chống trầm cảm thường được kê đơn điều trị những chứng sợ hãi nghiêm trọng, bao gồm Nhóm Chặn sự Lấy Lạiserotonin. Bác sỹ cũng có thể kê đơn những dạng thuốc chống trầm cảm khác để giúp hạn chế triệu chứng, tùy từng trường hợp và tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Ngoài ra, một dạng thuốc an thần có tên benzodiazepine sẽ giúp hạn chế nỗi sợ hãi của những bệnh nhân mắc các chứng sợ khác nhau. Thuốc này khi dùng phải thận trọng vì thuốc có tác dụng phụ và phần chống chỉ định.

Lưu ý, việc điều trị thuốc chỉ áp dụng khi triệu chứng sợ hãi ngoài tầm kiểm soát và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, ngăn chặn bệnh nhân sinh hoạt bình thường.

Trong những trường hợp khác, ta vẫn nên sử dụng các liệu pháp tâm lý hoặc các biện pháp khác giúp hạn chế nỗi sợ,chẳng hạn yoga hoặc thiền.

Bài liên quan