Hội chứng Stockholm - Tình yêu bí ẩn giữa nạn nhân và kẻ bạo hành

Thứ bảy, 24/10/2020, 09:28 AM

Có bao giờ bạn thắc mắc nhiều người phụ nữ bị bạo hành, đánh đập dã man nhưng vẫn chung sống cùng người chồng vũ phu? những nạn nhân bị bắt cóc, giam giữ lâu năm bỗng chấp nhận và cảm thông cho người đã bắt mình? Đó là hai trong những ví dụ điển hình về hội chứng Stockholm.

Hội chứng Stockholm - Tình yêu bí ẩn giữa nạn nhân và kẻ bạo hành

Hội chứng Stockholm - Tình yêu bí ẩn giữa nạn nhân và kẻ bạo hành

Stockholm là gì?

Hội chứng Stockholm hay quan hệ bắt cóc là thuật ngữ mô tả một loạt những trạng thái tâm lý, trong đó con tin lâu ngày chuyển từ cảm giác sợ hãi, căm ghét sang quý mến, đồng cảm, có thể tới mức bảo vệ và phát triển phẩm chất xấu của kẻ bắt cóc.

Tuy nhiên, những cảm xúc nói trên của "nạn nhân" hoàn toàn vô lý vì họ đang nhầm lẫn hành vi hành hạ với lòng tốt của kẻ bắt cóc, mặc cho những nguy hiểm mà họ đã phải trải qua.

Hội chứng Stockholm không những chỉ phát triển ở những nạn nhân bắt cóc. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ ai nằm trong dạng quan hệ “vô cùng thân thiết và gần gũi trong đó một người xúc phạm, đánh đập, đe dọa, hành hạ (tâm lý hoặc/và thể xác) người còn lại”.

Có nhiều giả thiết giải thích sự tồn tại của Hội chứng Stockholm. Một trong số đó được dựa trên lý thuyết của nhà phân tâm học Anna Freud. Sự đồng cảm của nạn nhân với kẻ hành hạ là cách mà nạn nhân phản ứng với nỗi đau mà họ đang phải trải qua. Bằng cách đồng hóa bản thân với kẻ hành hạ, bản ngã của nạn nhân được bảo vệ. Khi đó, nạn nhân chia sẻ chung những suy nghĩ, thái độ và giá trị với kẻ hành hạ. Họ “tạm quên mất” rằng mình đang bị đe dọa.

Nguồn gốc Stockholm

Nguồn gốc Stockholm bắt nguồn từ một vụ cướp nhà băng chấn động tại Thụy Điển xảy ra vào ngày 23/08/1973.

Nguồn gốc Stockholm bắt nguồn từ một vụ cướp nhà băng chấn động tại Thụy Điển xảy ra vào ngày 23/08/1973.

Nguồn gốc của thuật ngữ này là một vụ phạm tội xảy ra năm 1973 tại Stockholm, Thụy Điển. Đó là một vụ cướp nhà băng chấn động tại Thụy Điển xảy ra vào ngày 23/08/1973. Một tên cướp có trang bị vũ khí đã xông vào nhà băng Kreditbanken và bắt nhân viên ở đó làm con tin trong 6 ngày. Tên cướp Jan Olsson đã đe dọa sẽ giết các con tin. Diễn biến của vụ cướp đã diễn ra vô cùng kịch tính. Sau đó thì bỗng nhiên 4 trong 6 con tin bị bắt lại chuyển sang đứng về phía tên cướp và chỉ trích những người giải cứu.

Phản ứng của những người này được giới khoa học đặt tên là "hội chứng Stockholm" . Đó là tâm lý tự vệ tự giác hoặc là tự phát của những người bị bắt cóc nhằm đối phó với tình huống và tránh gặp nguy hiểm. Đây cũng là lịch sử ra đời của hội chứng này.

Tình yêu giữa nạn nhân và kẻ bạo hành

Vụ bắt giữ Đại sứ quán Nhật bản tại Peru

Vụ bắt giữ Đại sứ quán Nhật bản tại Peru bắt giữ 500 con tin

Vụ bắt giữ Đại sứ quán Nhật bản tại Peru bắt giữ 500 con tin

Một ví dụ điển hình khác minh chứng về hội chứng Stockholm là từ một vụ bắt giữ Đại sứ quán Nhật Bản tại Peru.

Vào 17/12/1998, buổi tiếp tân tươi tốt được tổ chức tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Peru. Dưới vỏ bọc của những người phục vụ, các thành viên của Phòng trào Cách mạng Tupac Omar đã thâm nhập vào dinh thự của Đại sứ. Hơn 500 khách cao cấp bị bắt làm con tin cùng với đại sứ. Những kẻ xâm lược yêu cầu chính quyền Nhật Bản thả tất cả những người ủng hộ họ đang ở trong các nhà tù.

Hai tuần sau, những kẻ khủng bố đã thả 220 con tin. Những người được thả ra đều có thiện cảm rõ ràng với những kẻ khủng bố và họ sợ chính quyền, những người có thể đã xông vào tòa nhà.

Con tin bị giam giữ 4 tháng. Trong khoảng thời gian này, Chính phủ Nhật Bản dường như không hoạt động, nhưng trên thực tế, các chuyên gia đang đào một đường hầm dưới tòa nhà cư trú. Đội bắt giữ đã dành hơn 48 giờ trong đường hầm bí mật này, chờ đợi thời điểm thích hợp. Cuộc tấn công chỉ mất 16 phút và tất cả con tin đã được giải cứu.

Câu chuyện của Elizabeth Smart 14 tuổi

Câu chuyện của Elizabeth Smart 14 tuổi

Câu chuyện của Elizabeth Smart 14 tuổi

Đó là câu chuyện của Elizabeth Smart, 14 tuổi, khi bị bắt cóc vào tháng 5/2002. Cô bị cưỡng hiếp và giam giữ suốt 9 tháng tại Salt Lake, bang Utah, Mỹ. Smart kể rằng cô luôn tự đấu tranh và đặt câu hỏi cuộc sống có tốt đẹp hơn nếu trốn thoát, liệu mọi người ở ngoài có còn yêu quý cô không. Tháng 5/2011, Brian David Mitchell, kẻ bắt cóc Smart phải nhận án tù chung thân.

Câu chuyện của cô bé Natascha Kampusch người Áo- 10 tuổi

Câu chuyện của cô bé Natascha Kampusch người Áo- 10 tuổi

Câu chuyện của cô bé Natascha Kampusch người Áo- 10 tuổi

Hay Natascha Kampusch, người Áo, trường hợp này cũng được cho là một nạn nhân điển hình mắc phải Hội chứng Stockholm. Cô bị nhốt dưới tầng hầm suốt 8 năm, từ năm 1998, khi cô bé 10 tuổi. Wolfgang Priklopil đánh đập cô hơn 200 lần một tuần và xích cô lại trong khi họ ngủ cùng, nhưng mãi đến tháng 8/2006, Kampusch mới quyết định thoát ra, còn Priklopil đâm đầu vào tàu hỏa tự sát. Các tin tức tại thời điểm đó, báo cáo Natascha đã khóc và không thể chấp nhận được điều này.

Câu chuyện của Patty Hearst bị bắt cóc bởi Quân đội Giải phóng Symbionese (SLA)

Câu chuyện của Patty Hearst bị bắt cóc bởi Quân đội Giải phóng Symbionese (SLA).

Câu chuyện của Patty Hearst bị bắt cóc bởi Quân đội Giải phóng Symbionese (SLA).

Patty Hearst, cháu gái của doanh nhân và nhà xuất bản báo William Randolph Hearst. Cô bị bắt cóc vào năm 1974 bởi Quân đội Giải phóng Symbionese (SLA). Trong thời gian bị giam cầm, cô từ bỏ gia đình và lấy một tên khác, thậm chí cô còn gia nhập SLA để cướp ngân hàng. Sau đó, Hearst bị bắt, cô đã sử dụng hội chứng Stockholm để bào chữa trong phiên tòa của mình. Tuy nhiên, không tác dụng và cô đã bị kết án 35 năm tù.

Câu chuyện của Mary McElroy 25 tuổi

Câu chuyện của Mary McElroy 25 tuổi

Câu chuyện của Mary McElroy 25 tuổi

Năm 1993, bốn người đàn ông bắt cóc Mary McElroy, lúc đó cô 25 tuổi, họ xiềng cô vào tường trong một trang trại bỏ hoang. Những kẻ bắt cóc hăm dọa và đòi tiền chuộc từ gia đình cô. Khi cô được thả ra, cô không khai tên kẻ bắt giữ mình trong phiên tòa. Đồng thời, cô cũng công khai bày tỏ sự cảm thông đối với những người đã bắt cóc mình.

Trên đây là một trong những ví dụ điển hình về thuật ngữ Stockholm. Ngoài ra, hội chứng này còn được ghi nhận ở

Những triệu chứng Stockholm

Hội chứng Stockholm là một rối loạn. Trên thực tế, các chuyên gia đồng ý rằng tình trạng này là một dạng của các mối quan hệ không lành mạnh.

Cũng giống như các vấn đề sức khoe rnois chung, hội chứng Stockholm cũng cho thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình nhất của hội chứng Stockholm là:

Mang lại cảm giác tích cực đối với kẻ bắt cóc, kẻ bắt giữ con tin hoặc thủ phạm của bạo lực.

Hay sự phát triển của những cảm xúc tiêu cực đối với gia đình, người thân, chính quyền hoặc cộng đồng đang cố gắng giải thoát hoặc cứu nạn nhân khỏi hung thủ.

Có cảm giác tích cực xuất hiện hoặc được truyền đạt công khai bởi thủ phạm đối với nạn nhân.

Nạn nhân có ý thức và tự nguyện giúp đỡ thủ phạm, thậm chí là phạm tội. Và không muốn tham gia vào các nỗ lực giải phóng hoặc cứu nạn nhân khỏi thủ phạm.

 Ngoài ra, các triệu chứng của hội chứng Stockholm cũng đã được xác định trong mối quan hệ nô lệ và chủ, trong các trường hợp vợ hoặc chồng dùng vũ lực và các thành viên của các giáo phái.

Hội chứng Stockholm có điều trị được không?

Với các hội chứng liên quan đến tâm lý việc điều trị vốn không đơn giản. Việc điều trị hội chứng này có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như ý thức tự giác của người bệnh. Tình yêu thương, sự ủng hộ của người thân, bạn bè của bệnh nhân.

Khi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi, các bác sĩ tâm thần sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Tùy thuộc vào mức độ mà thời gian điều trị hội chứng này ở mỗi người có thể ngắn, dài khác nhau. Bên cạnh đó người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt phù hợp. Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Để qua đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Trên đây là một số ví dụ điển hình về hội chứng Stockholm, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về loại hội chứng tâm lý nguy hiểm này. Qua đó, phát hiện và có cách xử lý đúng đắn khi nhận thấy mình hay bạn bè hay những người xung quanh có các triệu chứng của bệnh.

Bài liên quan