Hơn 3,2 nghìn chuyến bay bị chậm tháng 1/2019

Thứ sáu, 08/02/2019, 07:12 AM

Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong thời gian từ 19/12/2018 - 18/01/2019 các hãng hàng không trong nước thực hiện 25.168 chuyến bay, trong đó 3.221 chuyến bay bị chậm chuyến, 64 chuyến bay bị hủy.

hon-32-nghin-chuyen-bay-bi-cham-thang-12019
Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong thời gian từ 19/12/2018 - 18/01/2019 các hãng hàng không trong nước thực hiện 25.168 chuyến bay trong đó 3.221 bị chậm chuyến, 64 chuyến bay bị hủy. Ảnh minh họa

Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo hoạt động khai thác chuyến bay đúng giờ, chậm, hủy của các hãng hàng không Việt Nam tháng 01 năm 2019 (Giai đoạn từ 19/12/2018 - 18/01/2019).

Theo đó trong đầu tháng 1/2019, 4 hãng hàng không nội địa gồm Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific, VASCO thực hiện 25.168 chuyến bay.

Trong khoảng thời gian cuối tháng 12/2018 và đầu tháng 1/2019, cả Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và VASCO đều giảm so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, trong khoảng thời gian này Vietnam Airlines thực hiện 10.427 chuyến bay giảm 2,4%; Jetstar Pacific thực hiện 2.961 giảm 0,5%, VASCO thực hiện 1.125 giảm 3,5%.

4 hãng hàng không duy nhất Vietjet đứng số 1 về số chuyến bay với 10.655 chuyến bay, số chuyến bay tăng lên đến 14,9% so với cùng kỳ năm trước.

Về tình hình chậm hủy chuyến trong 25.168 chuyến bay được thực hiện tháng 1/2019, số chuyên bay đúng giờ là 21.947 (đạt tỷ lệ 87.2%); số chuyến bay chậm chuyến là 3.221 chuyến bay (chiểm tỷ lệ 12.8%); có 64 chuyến bay bị hủy (chiếm tỷ lệ  0.3%).

Trong tháng 1, Vietjet đứng đầu số chuyến bay bị chậm chuyến với 1.687 chuyến; Vietnam Airlines đứng thứ hai về số chuyến bay bị chậm với 960 chuyến bay tiếp theo Jetstar Pacific 490 chuyến bay, VASCO có 84 chuyến bay bị chậm.

Tuy nhiên đứng về tỷ lệ chuyến bay bị chậm (chuyến bay bị chậm/tổng số chuyến bay) thì Jetstar Pacific đứng đầu với tỷ lệ 16.5%, Vietjet đứng thứ hai 15.8%; Vietnam Airlines 9.2%; VASCO 7,5%.

Nguyên nhân dẫn đến chậm chuyến của các hãng hàng không chủ yếu do máy bay về muộn, tiếp theo trang thiết bị và dịch vụ tại cảng, quản lý của hãng hàng không. Lý do khách quan do thời tiết rất thấp.

Cũng trong tháng 1/2019 tổng số chuyến bay bị hủy là 64 chuyến bay trong đó VASCO đứng đầu số chuyến bay bị hủy với 34 chuyến bay (chiếm 2.9%); Vietnam Airlines đứng thứ hai về số chuyến bay bị hủy với 19 chuyến, Vietjet đứng thứ 3 với 11 chuyến, Jetstar không có chuyến bay nào bị hủy trong khoảng thời gian từ 19/12/2018 – 18/1/2019).

Nguyên nhân chuyến bay bị hủy chủ yếu do thời tiết chiếm đến 48 chuyến bay, ngoài ra còn có nguyên nhân từ kỹ thuật 9 chuyến bay.

Trước đó, Cục Hàng không vừa công bố số liệu cất cánh đúng giờ của các hãng hàng không Việt Nam trong năm 2018. Cả 4 hãng là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO đã thực hiện tổng cộng 296.516 chuyến bay, trong đó có 39.632 chuyến rơi vào tình trạng trễ giờ.

Đứng đầu về lượng chậm chuyến là Vietjet Air. Trong năm 2018 hãng thực hiện 118.923 chuyến bay, tăng 21,8% so với cùng kỳ. Có tới 18.746 chuyến bay của Vietjet Air bị chậm giờ cất cánh.

Xếp thứ hai về lượng chậm chuyến là Vietnam Airlines. Trong 128.236 chuyến bay được hãng thực hiện trong năm 2018, đã có 13.790 chuyến bay bị chậm chuyến. Vietnam Airlines đã giảm 0,4% tỷ lệ cất cánh đúng giờ xuống mức 89,2%.

Hãng có tỷ lệ chậm chuyến lớn nhất là Jetstar Pacific khi Cục Hàng không ghi nhận 18,5% số chuyến bay của hãng bị chậm chuyến. Trong năm 2018, Jetstar Pacific đã thực hiện tổng cộng 35.833 chuyến bay, trong đó có 6.636 chuyến bị chậm giờ cất cánh. Tỷ lệ cất cánh đúng giờ của Jetstar Pacific cũng giảm 1,1% trong năm 2018, xuống còn 81,5%.

Với VASCO, hãng đã thực hiện 13.524 chuyến bay trong năm 2018, trong đó có 460 chậm giờ cất cánh, tỷ lệ cất cánh đúng giờ lên tới 96.6%.

 

Mùng 2 Tết Kỷ Hợi, máy bay Vietjet đi Vinh hạ cánh khẩn cấp ở Đà Nẵng

Chuyến bay của Vietjet Air khởi hành từ Vinh đi TP HCM tối 6/2 (mùng 2 Tết) đã phải hạ cánh khẩn cấp tại Đà Nẵng vì phát hiện có cảnh báo kỹ thuật.

 

Đất nền ven đô: Xu hướng của thị trường bất động sản năm 2019

Nhiều chuyên gia dự báo, năm 2019, phân khúc đất nền vùng ven sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, thu hút nguồn vốn lớn từ doanh nghiệp FDI.

 

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ được mở chi nhánh khi nợ xấu dưới 4%

Thông tư 53/2018/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Theo đó tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ được mở tối đa 3 chi nhánh/năm tài chính.