Chi hơn 4 nghìn tỷ đồng để bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Kinh thành Huế

Thứ hai, 25/03/2019, 21:23 PM

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh Thành Huế với tổng mức đầu tư tổng mức đầu tư 4.097 tỷ đồng.

hon-4-nghin-ty-dong-de-bao-ton-tu-bo-va-ton-tao-di-tich-kinh-thanh-hue
Toàn cảnh kỳ họp bất thường lần thứ 2.

Chiều ngày 25/3, Thường trực HĐND tỉnh, khóa VII đã tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2 để xem xét và thông qua một số Nghị quyết chuyên đề thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Đồng thời tiến hành bỏ phiếu kiện toàn nhân sự Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021.

Tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh đã tập trung thảo luận và thông qua 3 Nghị quyết: Nghị quyết liên quan đến chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Nghị quyết về bổ sung giá đất 5 năm (2015 - 2019) của tỉnh tại khu vực thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ; Nghị quyết cho ý kiến về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Kinh thành Huế.

UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh Thành Huế với tổng mức đầu tư tổng mức đầu tư 4.097 tỷ đồng (Giải phóng mặt bằng 2.735 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, xây dựng khu tái định cư 1.362 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương và vốn vay Kho Bạc Nhà nước), bao gồm 2 giai đoạn.

hon-4-nghin-ty-dong-de-bao-ton-tu-bo-va-ton-tao-di-tich-kinh-thanh-hue
Những căn nhà tạm bợ trên Thượng thành sẽ được di dời.

Giai đoạn 1 (năm 2019-2021): Hoàn thành di dời, xây dựng khu tái định phạm vi di tích Kinh Thành Huế gồm tường thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ (2.938 hộ). Kinh phí giải phóng mặt bằng 1.880 tỷ đồng, kinh phí xây dựng các khu tái định cư 946 tỷ đồng. 

Giai đoạn 2 (năm 2022-2025): Hoàn thành di dời, xây dựng khu tái định phạm vi các di tích Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, hệ thống hồ 4 phường nội thành và di tích Trấn Bình Đài (1.263hộ). Kinh phí giải phóng mặt bằng 855 tỷ đồng, kinh phí xây dựng các khu tái định cư 416 tỷ đồng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, về phần xây dựng các khu tái định cư, UBND tỉnh đã phê duyệt 2 dự án tái định cư với tổng diện tích 9,88ha, tổng mức đầu tư 116,6 tỷ đồng. Hiện tỉnh đã bố trí 105 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện hoàn thành kịp thời phục vụ tái định cư kế hoạch di dời dân cư năm 2019.

hon-4-nghin-ty-dong-de-bao-ton-tu-bo-va-ton-tao-di-tich-kinh-thanh-hue
Người dân trồng trọt trên khu vực Thượng thành.

Phần giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh đã phê duyệt Quyết định đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Kinh thành Huế với tổng mức đầu tư phần bồi thường, giải phóng mặt bằng là 1.958 tỷ đồng; bao gồm: phần đã thực hiện từ năm 2012-2018 (chi trả cho 166 hộ từ cửa Thượng Tứ đến Quan Tượng Đài) là 78  tỷ đồng; phần chưa thực hiện 2.938 hộ là 1.880 tỷ đồng (thuộc giai đoạn 1 của Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế). Nguồn lực bố trí cho phần chưa thực hiện của dự án hiện tại là 100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018.

Thảo luận tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã thống nhất  theo tờ trình của UBND tỉnh về nguồn vốn và lộ trình thực hiện giai đoạn 1 của dự án. 

Qua thẩm tra của HĐND tỉnh, tiến độ thực hiện hai dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ (khu vực 1 và khu vực 2) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Huế làm chủ đầu tư cho thấy, các dự án này đang chậm tiến độ so với kế hoạch, việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ chung của Đề án.

hon-4-nghin-ty-dong-de-bao-ton-tu-bo-va-ton-tao-di-tich-kinh-thanh-hue
Những ngôi nhà cao chót vót trên thượng thành làm mất cảnh quan di tích.

Do đó, song song với quá trình thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để dự án được triển khai thuận lợi, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, tạo quỹ đất bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng, phải di dời khi Đề án triển khai giải tỏa đồng loạt.

Được biết, Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được xem là cuộc di dời dân cư lịch sử của tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Cuộc sống khốn khó nơi di tích Kinh thành Huế

Hàng ngàn hộ dân sinh sống trong những căn nhà tạm bợ, chật hẹp, các điều kiện về vệ sinh, môi trường không đảm bảo, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Ngoài ra, mỹ quan đô thị bị ảnh hưởng, xâm phạm nghiêm trọng di tích.

 

Cuộc sống khốn khó của người dân sau bão

Sau bão là những giọt nước mắt, lòng quặn thắt vì mất mát, thiệt hại.... Có lẽ với người dân xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình cùng chung hoàn cảnh là đã rơi vào cảnh trắng tay.

 

Ảnh: Cuộc đại di dân của Trung Quốc trước Tết Nguyên đán

Theo Tân Hoa Xã, hàng trăm triệu người Trung Quốc sẽ trở về quê nhà để đoàn tụ với gia đình vào dịp Tết Nguyên đán, tạo ra một cuộc đại di dân lớn nhất hành tinh.

 

Chuẩn bị mọi yêu cầu cho cuộc di dân lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế

Sau khi kiểm tra thực địa, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá cao sự nỗ lực của các Sở, ngành, nhất là thành phố Huế đã chọn địa điểm phù hợp, gần với trung tâm thành phố, giao thông thuận tiện, hạ tầng đồng bộ, thuận lợi cho đời sống người dân khi về nơi ở mới.