Hy hữu: Ekip mổ chật vật giúp bà bầu 162kg vượt cạn thành công

Thứ hai, 09/09/2019, 10:32 AM

Sau nhiều giờ mổ bắt con cho sản phụ nặng 162kg, em bé nặng 3,3kg đã chào đời an toàn, khỏe mạnh.

hy-huu-ekip-mo-chat-vat-giup-ba-bau-162kg-vuot-can-thanh-cong
Bà bầu nặng chưa từng có vượt cạn thành công.

Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) vừa chia sẻ về một ca "vượt cạn" hy hữu được các y bác sĩ tại đây hỗ trợ thành công.Theo đó sản phụ N.T.T.H – (1994, Long An) được Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc 2 (Bình Dương) chuyển đến bệnh viện để chuẩn bị sinh con trong thai kỳ 35 tuần tuổi, ngôi đầu, tiền sản giật nặng, béo phì.

Thăm khám bệnh sử, sản phụ N.T.T.H lập gia đình đã 6 năm (2013), không điều trị hiếm muộn, mang thai tự nhiên, cân nặng trước khi mang thai 110kg, sau quá trình mang thai, khi chuẩn bị sinh cân nặng sản phụ này lên tới 162kg, cao huyết áp (150/100 mmHg), không tiền sử bệnh ngoại khoa và phụ khoa, được điều trị tiết chế đã 3 tháng.

Với tiên lượng phụ nữ béo phì sẽ làm tăng các biến cố sản khoa về tim mạch, huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường, mất tim thai trong bụng mẹ….Sau các đợt giục sinh thất bại, các bác sĩ đã quyết định gây tê tủy sống, phẫu thuật bắt con cho bệnh nhân T.H.

Khi thuốc đã tác dụng lên dây thần kinh phần thân dưới, sản phụ bị mất cảm giác, tạo thuận lợi cho phẫu thuật viên - BS CKII Trần Ngọc An, tiến hành ca mổ lấy thai.

Tuy nhiên khi thực hiện đường rạch ngang thân tử cung để tiếp cận ổ bụng của sản phụ, bác sĩ đã phải “đi” rộng hơn so với các bà mẹ có cân nặng bình thường. Cuộc mổ đã giúp chào đời một bé trai cân nặng 3,3kg, hồng hào và khóc rất to.

Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định, đối với chị em phụ nữ, béo phì có thể dẫn đến tình trạng khó thụ thai. Với chị N.T.T. H, có thể chỉ số cơ thể (BMI) cao, cơ thể có quá nhiều mỡ, gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố và các vấn đề với quá trình rụng trứng, là nguyên nhân của việc chậm mang thai (5-6 năm sau khi lập gia đình).

Béo phì ở phụ nữ là một trong những tác nhân chính, tiềm ẩn các bệnh không lây như: tim mạch (chủ yếu là bệnh tim và đột quỵ); tiểu đường; rối loạn cơ xương (đặc biệt là viêm xương khớp - một bệnh thoái hóa vô hiệu hóa của các khớp); một số loại ung thư (nội mạc tử cung, vú và đại tràng). Bên cạnh đó, khoa học cũng đã chỉ ra rằng, trẻ có mẹ bị béo phì trong thai kỳ có nhiều khả năng bị béo phì hơn trong thời thơ ấu và niên thiếu.

Từ vụ việc trên, bác sĩ khuyến cáo, vì những tác động rất tiêu cực đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng, đối với các bà mẹ béo phì, mặc dù trong suốt thời gian mang thai cũng cần rất nhiều năng lượng cho sự phát triển của bé, nhưng các mẹ nên sử dụng và dung nạp các loại chất dinh dưỡng lành mạnh từ rau, củ, chất béo chưa bão hòa (dầu thực vật)… hạn chế các loại thức ăn chiên xào.

 

Sơn La: Hai mẹ con sản phụ tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Sơn La xác nhận có trường hợp hai mẹ con sản phụ tử vong ở Bệnh viện đa khoa tỉnh.

 

Sản phụ sinh 3 bé trai

Chị Nhi 22 tuổi mang tam thai tự nhiên, sinh 3 bé trai lần lượt nặng 2,1 kg, 1,9 kg và 1,6 kg.

 

Sở Y tế Bình Phước đề nghị làm rõ vụ bé sơ sinh vừa chào đời đã tử vong vì sản phụ bị bỏ rơi trên đường

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Phước đã yêu cầu các đơn vị trong ngành làm rõ vụ bé sơ sinh tử vong vì sản phụ bị bỏ trên đường.