IAEA là gì? Vai trò giám sát hạt nhân của IAEA

Thứ năm, 19/03/2020, 17:22 PM

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) là cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc.

IAEA là gì?

IAEA là gì?

IAEA là gì?

IAEA là viết tắt tên tiếng Anh của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (International Atomic Energy Agency).

Đây là cơ quan quan sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc. Nó được thành vào năm 1957 với tư cách là tổ chức ''Nguyên tử vì Hòa bình”.

Thành viên : 145 quốc gia

Trụ sở chính : Vienna, Áo

Các quốc gia sở hữu vũ trang hạt nhân được biết đến : Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Triều Tiên, Pakistan, Nga, Anh, Mỹ. Israel được cho là có vũ khí hạt nhân.

Vai trò của IAEA là gì?

Cơ quan này thúc đẩy việc sử dụng năng lượng nguyên tử một cách hòa bình trong khi cố gắng đảm bảo rằng công nghệ này không bị sử dụng cho mục đích quân sự.

Nó giám sát việc tuân thủ các biện pháp bảo vệ quốc tế, bao gồm Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân năm 1968 (NPT). Trong những năm gần đây, cơ quan này hoạt động tích cực về vấn đề hạt nhân ở Iran, Triều Tiên và Iraq.

IAEA sẽ hợp tác với các quốc gia thành viên và đối tác để thúc đẩy các công nghệ hạt nhân an toàn và hòa bình.

Củng cố các hiệp ước toàn cầu chống lại sự lây lan của vũ khí nguyên tử.

IAEA cũng nghiên cứu sử dụng năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp và y học.

Nó chia sẻ chuyên môn giữa các thành viên - đặc biệt là ở các nước đang phát triển - và đặt ra các tiêu chuẩn an toàn.

IAEA tư vấn cho các thành viên của mình về việc phát triển và vận hành các nhà máy điện hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế có một vai trò lớn trong việc giải quyết hậu quả của thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine năm 1986 và có liên quan đến việc ngừng hoạt động nhà máy thời Liên Xô này.

'Nguyên tử vì hòa bình'

Lý do ra đời của IAEA bắt đầu đầu vào những năm 1950, khi công nghệ hạt nhân có những tiến bộ nhanh chóng. Điều đó gây ra nỗi sợ hãi và gợi nhớ lại những ký ức về sự hủy diệt được tạo ra bởi các vụ đánh bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.

Năm 1953, Tổng thống Mỹ Dwight D Eisenhower, lưu tâm đến các xu hướng mà ông tin rằng sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Ông đã có bài phát biểu "Nguyên tử vì Hòa bình" ở Liên Hợp Quốc.

Ông dự tính cho ra đời một cơ quan phát triển công nghệ theo con đường hòa bình. Và sau đó IAEA ra đời.

Các vấn đề và thách thức của IAEA là gì?

IAEA không có thẩm quyền để tự mình hành động, mà phụ thuộc vào sự hợp tác của các quốc gia, hoặc dựa trên sự ủy thác của Liên Hợp Quốc.

Vấn đề trở nên rõ ràng vào năm 2002, khi Triều Tiên trục xuất các thanh sát viên IAEA, khiến cơ quan này gần như không thể theo dõi các hoạt động hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Ngoài ra, Israel chưa bao giờ ký Hiệp ước Không phổ biến vũ khí và do đó không chịu sự kiểm tra hay trừng phạt của IAEA.

Ấn Độ và Pakistan, nước đã thừa nhận sở hữu vũ khí hạt nhân, cũng không ký kết Hiệp ước này.

Bài liên quan