Khi bị kẻ khác hãm hại bạn nên nhớ ‘người hại không chết, chỉ sợ trời hại’

Thứ hai, 17/06/2019, 09:31 AM

Khi bị người khác hãm hại phải rơi vào hoàn cảnh mất công danh, sự nghiệp, mất tất cả, bạn hãy nhớ điều này: Người hại thì không thể chết được bởi chúng ta có thể làm lại từ đầu. Còn trời hại (bệnh tật, ốm đau, tai nạn...) thì chúng ta tuyệt nhiên không còn cơ hội. Vì thế, trong bất kể thời khắc nào hãy luôn tự nhắc nhở mình giữ được sự thiện lương.

khi-bi-ke-khac-ham-hai-ban-nen-nho-nguoi-hai-khong-chet-chi-so-troi-hai
Có người bởi vì có tâm tật đố mà sinh ra ác niệm, ác sự và mưu hại người khác. Bởi vì tật đố đến mức không chịu được mà gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, hại người hại mình, đồng thời định sẵn kết cục thảm hại cho bản thân mình. Ảnh minh họa

Trong cuốn “Đình huấn cách ngôn”, Hoàng đế Khang Hy triều nhà Thanh viết: “Trong đối nhân xử thế, thấy người khác đắc được gì thì nên sinh tâm vui mừng, khi thấy người khác bị mất mát gì thì nên sinh tâm thương cảm. Đây đều là điều tốt nên làm. Ghen ghét đố kỵ trước những thứ người khác đạt được, vui mừng trước thất bại của người khác, đều là những tâm xấu, tâm ác”.

Tâm đố kỵ thực sự là thứ rượu độc hại người hại mình. Người có tâm tật đố khi sống cùng người khác, thấy người khác hơn mình thì canh cánh trong tâm, tâm lý mất đi sự cân bằng.

Thậm chí, có người bởi vì có tâm tật đố mà sinh ra ác niệm, ác sự và mưu hại người khác. Bởi vì tật đố đến mức không chịu được mà gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, hại người hại mình, đồng thời định sẵn kết cục thảm hại cho bản thân mình.

khi-bi-ke-khac-ham-hai-ban-nen-nho-nguoi-hai-khong-chet-chi-so-troi-hai
Khi thấy người khác có điều tốt, nên vui mừng thay họ; thấy người khác hơn mình, nên học hỏi nhiều hơn; khi người khác cần sự trợ giúp, cần tận tâm tận lực cứu giúp. Ảnh minh họa

Tâm tật đố là một loại cảm xúc tiêu cực, đối với những người có phẩm hạnh, tài năng, vinh dự, cảnh ngộ tốt hơn mình liền cảm thấy bất bình.

Một người có tâm đố kỵ, xuất hiện các loại tư tưởng hành vi hại người, lời nói đả thương người khác, làm cho đối phương gặp thống khổ, cũng sẽ tạo nghiệp cho mình, điều này tự nhiên sẽ dẫn đến quả báo.

Làm người cần phải biết tôn trọng và độ lượng với kẻ khác. Khi thấy người khác có điều tốt, nên vui mừng thay họ; thấy người khác hơn mình, nên học hỏi nhiều hơn; khi người khác cần sự trợ giúp, cần tận tâm tận lực cứu giúp.

Muốn lòng dạ đủ rộng rãi và độ lượng, nhất định không thể tồn tại tâm đố kỵ, như vậy mới có thể khiến người khác cảm thấy ấm áp, chân chính mà thiện đãi người.

Cổ nhân thường nói: “Mệnh lý hữu thì chung tu hữu, mệnh lí vô thì mạc cường cầu”, tức là trong mệnh có thì cuối cùng sẽ có, trong mệnh không có thì chớ cưỡng cầu. Khi thấy người khác được một điều gì đó mà bản thân không có, đừng bởi vậy mà bất bình tức giận.

khi-bi-ke-khac-ham-hai-ban-nen-nho-nguoi-hai-khong-chet-chi-so-troi-hai
Ảnh minh họa

Một người cần cố gắng tu dưỡng tâm tính, hành thiện tích đức tất sẽ có thiện báo. Vì được mất của bản thân mà sinh tâm bất bình, hành việc ác thì liệu có đáng hay không?

Trời Phật đang theo dõi những việc làm của con người, trong bất kể thời khắc nào hãy luôn tự nhắc nhở mình giữ được sự thiện lương.

Hãy ghi nhớ những nguyên tắc làm người căn bản cần có của một người:

Đừng bao giờ đánh giá bình luận về ai.

Luôn biết kiềm chế tính khí của bản thân, thường xuyên giữ mình luôn bình tĩnh hòa ái, bởi nếu xúc động sẽ rất dễ làm những việc sai lầm mà bản thân không cứu vãn lấy lại được.

Đừng để ý tới những lời nói và những đánh giá không tốt về bạn.

Cũng đừng vì nó mà mệt mỏi đau khổ. Hãy làm một người bình thường, đơn giản và thành thật. Đừng nên ảo tưởng cũng đừng nên lo lắng những chuyện không đâu.

Hãy dùng thái độ hòa ái thiện đãi với người và với mọi sự việc.

Không nên tùy tiện cáu giận với người khác. Hãy luôn giữ đầu óc được tỉnh táo, biết mình biết người, đừng nên tự cao tự đại.

Đau khổ chỉ có thể trong một giai đoạn thời gian nhất định, sau khi qua đi quay đầu nhìn lại, mới hiểu ra thực sự nó không là gì cả.

Nên học cách buông bỏ nó bởi khi bạn càng nắm nó chặt, sẽ càng không cách nào tự thoát khỏi nó.

Mỗi một người là một cá thể độc lập, không có ai không thể sống khi phải rời khỏi một ai đó.

Đừng nên tự cao tự đại cho mình là người có nhiều đóng góp cho tập thể, cho dù không có bạn mặt trời vẫn mọc như bình thường.

Hãy học cách khoan dung với người làm tổn thương tới bạn.

Nguyên nhân vì họ cũng rất đáng thương khi bị quá nhiều áp lực đè nén dẫn tới mất tự chủ của bản thân.

khi-bi-ke-khac-ham-hai-ban-nen-nho-nguoi-hai-khong-chet-chi-so-troi-hai
Hãy mỉm cười và âm thầm chúc phúc với cả những người bạn không thích bởi trong mỗi người ai cũng có một phần thiện lương tốt đẹp. Ảnh minh họa

Hãy luôn ghi nhớ rằng đằng sau ánh hào quang thành công của mỗi người có rất nhiều đau khổ của họ mà người khác không biết. Hãy mỉm cười và âm thầm chúc phúc với cả những người bạn không thích bởi trong mỗi người ai cũng có một phần thiện lương tốt đẹp.

 

Giúp người gặp hoạn nạn đừng nghĩ đến trả ơn mà hãy nghĩ về đạo đức, nghĩa khí

Quân tử kết giao nhạt như nước, tiểu nhân kết giao ngọt như rượu. Quân tử nhạt nhưng thân ái, tiểu nhân ngọt nhưng tuyệt tình.

 

Kẻ chuyên nghĩ mưu kế hãm hại người khác, họa tuy chưa đến, phúc đã đi xa

Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã đi xa. Người làm việc ác, họa tuy chưa đến, phúc đã đi xa. Người làm việc tốt, giống như cỏ trong vườn xuân, không thấy trưởng thành, lâu ngày sinh sôi. Người làm việc ác, giống như đá mài dao, không thấy hao tổn, lâu ngày mới mòn.

 

Đời người như dòng sông, những nỗi thống khổ là khúc quanh mà ta phải qua, phải đạp lên mà sống

Đời người như dòng sông, thống khổ chỉ là cái cớ để chuyển ngoặt. Đời người như chiếc lá, niềm đau mãi dạt trôi. Đời người như vở kịch, khổ tâm cũng chỉ bởi những cuộc hội ngộ tương phùng rồi lại ly biệt chia xa…