Khi nào xe vi phạm giao thông sẽ không bị tạm giữ?

Thứ năm, 12/03/2020, 15:14 PM

Từ 1/5/2020, nếu nếu có tiền bảo lãnh phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ sẽ được giao cho chủ xe giữ, bảo quản.

c272e163b022597c0033

Theo Nghị định 31/2020/NĐ-CP, có thể giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.

Cụ thể theo Nghị định này, phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ thì tổ chức, cá nhân vi phạm có thể được giao giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan, của người có thẩm quyền tạm giữ (trừ trường hợp xe là tang vật vụ án hình sự, xe để đua xe trái phép, giấy tờ xe bị làm giả...) nếu cá nhân, tổ chức vi phạm có một trong hai điều kiện:

- Người vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn, hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức (có địa chỉ rõ ràng) nơi cá nhân vi phạm đang công tác. Tổ chức, cá nhân phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.

- Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.

Trường hợp này, người vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện. Khi gửi đơn phải gửi kèm bản chính hoặc bản sao (công chứng, chứng thực hoặc có bản chính đối chiếu) sổ hộ khẩu/sổ tạm trú hoặc chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy xác nhận nơi công tác.

Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm, nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.

Nếu không chấp hành đúng quy định thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/5/2020. 

3 trường hợp bị tạm giữ xe khi vi phạm giao thông

Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Cụ thể gồm 03 trường hợp sau:

- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;

- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm nộp phạt xong.

Khi tạm giữ phương tiện, bắt buộc phải lập biên bản. Trong đó phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ, phải có chữ kỹ của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm…

Đồng thời, khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản phương tiện… trong thời gian phương tiện bị tạm giữ.

Bài liên quan