Không khí sẵn sàng đối đầu dài hơi với Mỹ ở ‘thành phố châu Âu’ của Huawei

Thứ hai, 24/06/2019, 12:24 PM

Bị tổn thương bởi các hình phạt của Mỹ, Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới của Trung Quốc, kêu gọi các nhân viên sẵn sàng cho một tương lai khó khăn.

Người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Huawei, ông Ren Zhengfei.
Người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Huawei, ông Ren Zhengfei.

Tuần trước, một quán cà phê dành cho nhân viên ở khu văn phòng mới lấp lánh của Huawei tại Đông Hoản, Quảng Đông, đã trưng bày một hình ảnh hấp dẫn: Bức ảnh về một chiếc máy bay của Liên Xô bị bắn từ Thế chiến II.

Bản sao của bức ảnh cũng được đặt ở mỗi bàn cùng với chú thích đầy ẩn ý kêu gọi sẵn sàng cho cuộc chiến với Mỹ: “Vết thương và vết sẹo làm bạn cứng rắn hơn. Những khó khăn lớn đã tạo ra những anh hùng thực sự”. Bức ảnh cũng được in dòng thông tin rằng máy bay Ilyushin Il-2 vẫn tiếp tục bay và trở lại an toàn, bất chấp những tiếng súng kéo dài.

Theo Washington Post, thông điệp này là lời kêu gọi 188.000 nhân viên toàn cầu của Huawei, hãng thiết bị viễn thông lớn nhất và nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, chuẩn bị cho cuộc đối đầu kéo dài với Mỹ.

Cuộc chiến đã được dự báo trước

“Công ty đã biết điều này (lệnh cấm của Mỹ) có thể xảy ra cách đây nhiều năm. Chúng ta đã đầu tư rất nhiều và chuẩn bị đầy đủ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm R & D (nghiên cứu và phát triển)”, Phó Chủ tịch của Huawei Ken Hu nói với các nhân viên ngày 16/5.

Chính quyền Trump gọi Huawei là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ và đã thực hiện một số bước trong những tháng gần đây để hạn chế hoạt động kinh doanh của Huawei. Đáp lại, tâm trạng xung quanh trụ sở của Huawei ở miền nam Trung Quốc cho thấy công ty đang sẵn sàng cho một tương lai trong đó Mỹ là một “kẻ thù”.

Tuần trước, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Huawei, ông Ren Zhengfei, cho rằng động thái gần đây của chính quyền Trump nhằm cắt đứt các nhà cung cấp Mỹ của Huawei không phải vì mong muốn bảo vệ an ninh quốc gia, mà là muốn kìm hãm công ty đang phát triển nhanh chóng này.

“Chúng tôi nhận ra rằng khi chúng tôi đạt đến một mức độ nhất định sẽ có cuộc cạnh tranh, nhưng điều đó không xảy ra với chúng tôi, chính phủ Mỹ sẽ quyết tâm thực hiện các biện pháp cực đoan như vậy đối với Huawei”, ông Ren nói tại trụ sở công ty ngày 17/6.

Các nhân viên đang ăn trưa tại văn phòng của Huawei tại Đông Hoản.
Các nhân viên đang ăn trưa tại văn phòng của Huawei tại Đông Hoản.

Khi Washington ngăn Huawei mua phần mềm và chip của Mỹ, Huawei được cho là sắp tung ra hệ điều hành riêng mà công ty này đã bắt đầu nhiều năm và thiết kế lại một số thiết bị mạng viễn thông để loại trừ các bộ phận từ Mỹ.

Huawei cho biết họ đã dự trữ các thiết bị của Mỹ trong nhiều tháng trước khi Washington tuyên bố lệnh cấm.

Theo các nhà phân tích của Eurasia Group, một trọng tâm lớn khác của Huawei, là thiết kế lại các trạm cơ sở, thành phần quan trọng trong mạng viễn thông, để loại bỏ các thiết bị của Mỹ.

Các trạm cơ sở của công ty vẫn là mặt hàng dễ bị tổn thương nhất và công ty đã tập hợp hàng ngàn nhà phát triển tại các nhánh nghiên cứu của họ ở Thâm Quyến, Tây An và Thượng Hải để thiết kế lại sản phẩm này để không còn các thiết bị của Mỹ, bao gồm cả ăng ten chính. Hiện vẫn chưa rõ điều này sẽ kéo dài bao lâu và Huawei sẽ thay thế các thành phần quan trọng như thế nào.

Một phát ngôn viên của Huawei từ chối bình luận về báo cáo của Eurasia Group.

Vào cuối tháng 5/2019, một giám đốc điều hành hàng đầu của Huawei đã tiết lộ với CNBC rằng công ty đang đẩy mạnh việc lên kế hoạch ra mắt hệ điều hành riêng cho điện thoại và máy tính xách tay.

Richard Yu, người đứng đầu bộ phận người tiêu dùng của Huawei, cho biết công ty sẽ chỉ tung ra những sản phẩm đó nếu chắc chắn bị cắt khỏi việc sử dụng hệ điều hành Android và phần mềm Microsoft của Google.

Sự phòng thủ của Huawei có đủ đối phó với Mỹ?

Một số nhà phân tích cho rằng các động thái phòng thủ của Huawei sẽ đủ để bảo vệ doanh số của công ty hoặc duy trì vị trí dẫn đầu toàn cầu về doanh số thiết bị không dây thế hệ thứ năm (5G). Điều này sẽ củng cố mạng siêu nhanh này, giúp mở rộng các công nghệ trong tương lai như xe không người lái và các thiết bị dân dụng thông minh.

khong-khi-san-sang-doi-dau-dai-hoi-voi-my-o-thanh-pho-chau-au-cua
Huawei đã chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Mỹ từ vài năm trước?

Tuy nhiên, một số nhà phân tích tại công ty tư vấn Eurasia Group viết trong nghiên cứu được công bố ngày 13/6 rằng nếu lệnh Mỹ cấm bán công nghệ cho Huawei vẫn giữ nguyên, Huawei sẽ không thể sản xuất các thiết bị tiên tiến và sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường thiết bị viễn thông toàn cầu nơi công ty này nổi bật trong thập kỷ qua.

Ren cho biết Huawei sẽ mất 30 tỷ USD doanh thu dự kiến trong hai năm tới vì các lệnh trừng phạt của Mỹ, mức doanh thu toàn cầu của Huawei năm 2019 và 2020 sẽ khoảng 100 tỷ USD, giảm so với khoảng 105 tỷ USD năm 2018.

Nhưng theo ông Ren, Huawei sẽ tồn tại, phát triển, và tiếp tục đầu tư vào các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây. “Không thể có chuyện chúng ta có thể bị đánh đến chết”, ông nhấn mạnh.

Khát vọng toàn cầu của Huawei vẫn còn rõ ràng tại khuôn viên Đông Quan mới của công ty, nơi Huawei đang xây dựng giống với các thành phố lớn của châu Âu.

Một chiếc xe điện đưa các nhân viên từ một lâu đài Heidelberg (Đức) giả đến Cung điện Versailles (Pháp) giả. Công nhân đi dạo qua Cầu Tự do của Budapest và nhâm nhi trà trong các quán cà phê kiểu Paris. “Một trong những lãnh đạo cấp cao của chúng tôi đã từng nói, nếu bạn nghĩ rằng trụ sở của Facebook rất đẹp, thì ở đây chúng ta có nhiều không gian làm việc đẹp hơn”, một nhân viên đang nghỉ ngơi tại Cafe de Flore cho hay.

Đi bộ giữa các tòa nhà tại khuôn viên mới theo phong cách châu Âu của Huawei vào tuần trước, Ocean Sun, một nhân viên lâu năm của Huawei tham gia hoạch định chiến lược, cho biết mặc dù căng thẳng với Mỹ, nhưng họ vẫn đang tập trung vào công việc của mình.

“Có thể có rất nhiều câu hỏi hoặc mối quan tâm từ phía khách hàng, nhưng bạn biết từ phía công ty Huawei, chúng tôi cũng có đội ngũ chuyên trách để đưa ra câu trả lời, để đối thoại với khách hàng và đối thoại với các tổ chức khác nhau”, ông Sun nói.

Mặc dù ông Ren có đưa ra những nhận xét hòa hảo với Mỹ nhưng có những dấu hiệu cho thấy công ty đang thúc đẩy nhân viên cho một chiến dịch kéo dài.

Bên cạnh quầy thu ngân tại một quán cà phê Huawei, công ty đang bán những cuốn sách của Frederic Pierucci, một giám đốc người Pháp, người đã từng bị ở tù tại Mỹ vì liên quan đến một vụ bê bối hối lộ. Cuốn “The American Trap” chỉ trích ảnh hưởng pháp lý của Mỹ ở nước ngoài và đã trở thành một cuốn sách bán chạy nhất ở Trung Quốc, một phần nhờ vào sự ủng hộ của Huawei.

Một bảng hiệu gần các cuốn sách ghi: “Bị phơi bày: Những sự thật gây sốc về cách Mỹ sử dụng các biện pháp phi kinh tế để phá hoại một đế chế kinh doanh nước ngoài”.

Một nhân viên Huawei đang nhấm nháp nước trái cây tại một bàn gần những cuốn sách nói  anh ta đã đọc và rất thích câu chuyện của người Pháp. Anh nói nó giống với hoàn cảnh của bà con gái ông Ren, người bị bắt ở Canada cách đây vài tháng theo lệnh của Mỹ.

Nhân viên này cho biết anh vẫn tin rằng Huawei và Mỹ có thể tìm ra sự khác biệt của họ. Một đồng nghiệp ngồi cùng anh ta có quan điểm bị quan hơn, cho rằng cuộc đối đầu đề cập đến cuộc đụng độ giữa Mỹ và Huawei và thị trường công nghệ toàn cầu như một trò chơi gây thiệt hại cho tất cả các bên.

“Có lẽ sự phát triển của chúng tôi sẽ tương đối chậm hơn trong năm nay. Nhưng tôi sẽ nói đó không phải là một sự phát triển lâu dài, bởi vì chỉ là có một số thứ không thể ngăn lại được”.

 

Huawei khởi kiện Bộ Thương mại Mỹ

Công ty Huawei vừa đệ đơn khởi kiện Bộ Thương mại Mỹ vì đã thu giữ vô cớ thiết bị viễn thông công ty này gửi từ Trung Quốc đến Mỹ và rồi lại đưa trở về Trung Quốc.

 

Hội nghị G20: Mỹ hối thúc Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 9/6 cho biết ông đã có cuộc thảo luận về các vấn đề thương mại với Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Dịch Cương, bên lề Hội nghị bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Fukuoka của Nhật Bản.

 

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung tại G20: Viễn cảnh 'bất khả thi'?

Các chuyên gia nhận định, với những căng thẳng Mỹ-Trung leo thang như hiện nay, 2 nước này khó mà đạt được 1 thỏa thuận thương mại tại Hội nghị G-20.