Kiểm toán Nhà nước chỉ ra số tiền khủng các địa phương chi mua kit test Việt Á
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, giai đoạn 2020-2021 nhiều đơn vị, địa phương đã mua kit test từ Việt Á với số tiền trên 2.161 tỷ đồng.

Kit test Việt Á đã khiến loạt cán bộ, giám đốc CDC nhiều tỉnh lâm vòng lao lý.
Liên quan đến tình hình mua sắm kit test Việt Á của một số bộ, ngành, địa phương, mới đây Kiểm toán Nhà nước đã có báo cáo gửi Quốc hội.
Địa phương nào mua kit test Việt Á nhiều nhất?
Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ của Kiểm toán Nhà nước cho thấy: Trong giai đoạn 2020-2021 các đơn vị đã thực hiện mua sắm sinh phẩm, hóa chất và hơn 58,7 triệu kit test, sinh phẩm xét nghiệm PCR, với tổng giá trị 7.973 tỷ đồng, với các mức giá khác nhau, tùy thuộc vào chủng loại, xuất xứ, hãng sản xuất.
Trong đó có một số đơn vị mua sắm kit test từ Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, giá trị 2.161,6 tỷ đồng (trực tiếp hoặc qua đơn vị trung gian phân phối), như: Một số đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; Bộ Y tế, Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc; Hà Tĩnh, Đà Nẵng; Quảng Nam, TP HCM, Hải Dương, Đồng Tháp; Tiền Giang…
Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc mua sắm sinh phẩm, kit test nhanh, PCR trị giá hơn 617 tỷ đồng, trong đó có gần 1,27 triệu kit test nhanh; 237.452 bộ kit test PCR với nhiều mức giá khác nhau (giá mua kit test nhanh từ 47.000 - 220.500 đồng/test; bộ kit test xét nghiệm PCR từ 126.042 - 653.571 đồng/bộ).
Mức giá ghi nhận của một số đơn vị tại các địa phương như Hà Nội giá test nhanh từ 48.500 - 242.000 đồng/test; giá kit Test Realtime RT-PCR từ 48.500 - 210.000 đồng/test.
Quảng Nam giá kit test nhanh từ 48.500 - 198.000 đồng/test; giá kit test PCR từ 200.000 - 300.000 đồng/test;
Hải Dương mua kit test nhanh từ 63.000- 198.000 đồng/kit; kit xét nghiệm RT-PCR, từ 84.000 - 181.000 đồng/kit tách chiết, từ 305.000 - 509.000 đồng/bộ kit định tính SARS-CoV-2…
Theo Kiểm toán Nhà nước, các đơn vị đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xét nghiệm đột xuất, định kỳ, xét nghiệm cộng đồng, xét nghiệm tại khu cách ly, phong tỏa… Bên cạnh đó, còn tổ chức các dịch vụ xét nghiệm theo nhu cầu của người dân.
Hạn chế trong việc mua bán kit test
Kiểm toán Nhà nước cho rằng việc quản lý, sử dụng sinh phẩm, kit test còn một số hạn chế như việc xây dựng kế hoạch xét nghiệm, phê duyệt, phân bổ kit test chưa kịp thời phục vụ công tác xét nghiệm ; việc quản lý, giám sát chưa chặt chẽ, chưa theo dõi được số lượng thực dùng…Cụ thể như sau: Có lô kit test PCR tài trợ qua lấy mẫu thử nghiệm chưa bảo đảm chất lượng sử dụng.

Nhiều địa phương mua kit test Việt Á.
Tại Đà Nẵng, lô 4.000 kit của DN tài trợ chưa được Bộ Y tế thực hiện thử nghiệm chất lượng, song kết quả thử nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang cho thấy bộ kit không có giá trị sử dụng do kết quả độ nhạy bằng 0%.
Việc hạch toán, lập, quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan như chứng từ phân bổ, kế hoạch xét nghiệm, phiếu nhập, xuất, danh sách cấp phát… chưa đầy đủ; kit test viện trợ hết hạn sử dụng phải tiêu hủy.
Cụ thể, BV Đại học Y dược TP.HCM hủy 12.016 kit; BV Nhi Trung ương hủy 1.920 kit do kit test khi tiếp nhận còn hạn sử dụng ngắn.
Một số đơn vị chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng kit test, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm như: Chưa thống kê, kiểm kê, theo dõi đầy đủ, chính xác số lượng nhập, xuất, tồn, còn chênh lệch số liệu giữa các bên liên quan; các đơn vị theo dõi chủ yếu tại khoa cấp phát, chưa theo dõi được theo từng nguồn và số lượng thực dùng tại đơn vị sử dụng (Bộ Y tế (BV Chợ Rẫy; BV Bệnh NĐTW, BV Phổi TƯ); Bộ Công an (BV 19-8; BV 30-4); Quảng Nam (CDC); Cần Thơ (CDC; Quận Ninh Kiều; Quận Bình Thủy; huyện Phong Điền, BVĐK TPCT); Hậu Giang (CDC; TTYT TX Long Mỹ; TTYT huyện Châu Thành A; Sở Y tế); Kiên Giang (TTYT TP Rạch Giá); Bến Tre (BV Nguyễn Đình Chiểu)…)
Một số hàng hóa chỉ theo dõi về số lượng nhập xuất tồn, chưa có đầy đủ hồ sơ theo dõi về giá trị (Tại hầu hết các đơn vị, nhất là đối với sinh phẩm, hóa chất được tài trợ, viện trợ.)
Một số đơn vị, địa phương ghi nhận việc mượn, mua vật tư, kit test, sinh phẩm xét nghiệm từ các nhà cung cấp với nhiều hình thức khác nhau như có hoặc không có văn bản thỏa thuận, có hoặc không có hợp đồng, đơn giá, phương án hoàn trả…, hoặc thiếu thông tin chi tiết chủ yếu chỉ có biên bản bàn giao Đà Nẵng (Khoa Xét nghiệm - CDC); Bình Dương (CDC; TTYT thành phố Thuận An; TTYT huyện Dầu Tiếng; TTYT huyện Bến Cát; TTYT huyện Phú Giáo); Cần Thơ (CDC, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN)… với tổng giá trị hàng hóa mượn theo hợp đồng, thỏa thuận là hơn 1000 tỷ đồng và mượn bằng hiện vật không có giá trị.
Ngày 8/4/2022 và ngày 27/4/2022 Kiểm toán Nhà nước đã chuyển danh sách các đơn vị, địa phương vay, mượn kit test có dấu hiệu bất thường sang Thanh tra Chính phủ để biết và lưu ý khi thực hiện thanh tra theo chuyên đề tại các bộ, ngành, địa phương.
Clip xưởng sản xuất kit test của Công ty Việt Á:
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Vụ Việt Á: Ông Nguyễn Thanh Long có dấu hiệu vụ lợi, 3 triệu kit test nhập từ Trung Quốc sử dụng thế nào?
Kỷ luật lãnh đạo Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vì liên quan Việt Á
Cựu giám đốc CDC Bình Phước bị bắt vì liên quan Việt Á
Công an thông tin vụ bắt Trưởng khoa CDC Yên Bái vì liên quan Việt Á
Bộ Y tế thu hồi số đăng ký lưu hành trang thiết bị với kit xét nghiệm của Việt Á

Tin mới nhất về 3 ca nhiễm biến thể mới Omicron BA.4, BA.5 ở TPHCM
06/07/2022, 06:51
Tin covid-19 tối 5/7: Số ca mắc mới tăng vọt; Quảng Ninh có 1 F0 tử vong
05/07/2022, 18:48
Đà Nẵng: Thiếu nữ bị gã hàng xóm sàm sỡ
05/07/2022, 17:39
TP.HCM: Phát hiện 3 ca nhiễm biến chủng mới BA.4 và BA.5
05/07/2022, 14:05
Giám đốc CDC Quảng Ngãi và nguyên Giám đốc Sở Y tế có vi phạm
05/07/2022, 10:06
Uống lá vối hàng ngày có tốt không?
04/07/2022, 19:01
Bình Phước: Ghi nhận hơn 2.000 ca sốt xuất huyết
03/07/2022, 18:16
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 3, mũi 4
03/07/2022, 06:01Lập mạng lưới ghép giác mạc miền Trung - Tây Nguyên
Mạng lưới ghép giác mạc khu vực miền Trung - Tây Nguyên gồm 12 bệnh viện đã ra mắt và ký kết bản ghi nhớ tham gia các nhiệm vụ trong mạng lưới.
Tin Covid-19 tối 1/7: Số ca mắc mới tăng; còn 25 bệnh nhân thở oxy
Tin Covid-19 tối 1/7 của Bộ Y tế cho biết, hôm nay cả nước ghi nhận số ca mắc mới tăng; vẫn còn 25 bệnh nhân thở oxy.
Ngày 30/6: Ca COVID-19 tăng lên 839; tiếp tục không có F0 tử vong
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 30/6 cho biết, ca mắc mới COVID-19 tăng lên 62 trường hợp so với hôm qua, có 839 ca; Trong ngày số khỏi gấp 6 lần số mắc mới; tiếp tục không có F0 tử vong.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương báo cáo tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị báo cáo tình hình viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc.
BA.5 lây lan mạnh, Mỹ gấp rút thử nghiệm vắc-xin kháng Omicron
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 2 biến chủng phụ lây nhanh mới của Omicron đã lây lan mạnh trong tuần qua, lấn át dần BA.2.12.1, trong đó BA.5 đã chiếm 36,6% số ca mắc mới.
Lại thêm hàng trăm nhân viên y tế ở Đồng Nai nghỉ việc, nguyên nhân sâu xa là gì?
Sau thông tin gần 900 y, bác sĩ tại Hà Nội xin nghỉ việc, chuyển công tác thì dư luận lại thêm xôn xao khi ở Đồng Nai cũng có 231 nhân viên y tế nghỉ việc.
Kịch bản chống dịch ra sao khi biến thể phụ BA.5 đã xâm nhập Việt Nam?
BA.4 và BA.5 là những biến thể phụ mới nhất của Omicron đang khiến số ca nhiễm tăng mạnh ở nhiều quốc gia. Hiện thế giới vẫn đang đánh giá về tính lây lan và mức độ nguy hiểm của biến thể phụ mới.
Tin Covid-19 tối 28/6: Số ca mắc mới tăng, trong ngày có 3 F0 tử vong
Tin Covid-19 tối 28/6 của Bộ Y tế cho biết, hôm nay cả nước ghi nhận số ca mắc mới tăng, đáng chú ý, trong ngày có 3 F0 tử vong.
Mức độ nguy hiểm của biến thể Omicron BA.5 đã xâm nhập vào Việt Nam
Cùng với BA.4, BA.5 được đánh giá có khả năng lây lan nhanh, sẽ sớm thống trị nhiều khu vực trên thế giới.