Kinh tế tuần hoàn: ‘Chìa khóa’ đưa Việt Nam phát triển bền vững

Thứ sáu, 25/10/2019, 10:24 AM

Để giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, phải chuyển đổi từ các mô hình "kinh tế truyền thống" sang "kinh tế tuần hoàn".

kinh-te-tuan-hoan-chia-khoa-dua-viet-nam-phat-trien-ben-vung
Để giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, phải chuyển đổi từ các mô hình "kinh tế truyền thống" sang "kinh tế tuần hoàn".

Năm 2018, theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam xếp thứ 69/190 về môi trường kinh doanh; còn theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh. Nhưng cũng trong năm 2018, Việt Nam đã xếp hạng 54/162 quốc gia lọt vào top 30% quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững và chỉ thua Thái Lan trong ASEAN.

Như vậy, so với các nước có cùng trình độ phát triển, thì Việt Nam đang vượt lên trong cuộc "đua xanh". Tuy nhiên, cùng với phát triển kinh tế, vấn đề ô nhiễm môi trường đang gánh nặng Việt Nam.

Việt Nam xếp thứ 68 thế giới về diện tích, thứ 15 thế giới về dân số, nhưng lại đứng thứ 4 thế giới về rác thải nhựa, với 1,83 triệu tấn/năm.

Theo World Bank, chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5,18% GDP của năm 2013. Ô nhiễm nước cũng có thể gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP.

Cùng với đó, tình trạng suy giảm tài nguyên, tiêu thụ năng lượng tăng nhanh, ô nhiễm và suy thoái đất, đặc biệt là biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế của Việt Nam.

Tại hội nghị toàn quốc về phát triển bền bững 2019 với chủ đề "Vì một thập niên phát triển bền vững hơn" được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi cách tiếp cận chuyển đổi từ các mô hình "kinh tế truyền thống" sang "kinh tế tuần hoàn". "Đây được xem là một ưu tiên trong giai đoạnt tiếp theo của phát triển đất nước", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển bền vững đạt được cả 2 mục tiêu, ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên đầu vào và tình trạng ô nhiễm môi trường trong phát triển ở đầu ra.

Ở cấp độ thấp, kinh tế tuần hoàn tập trung vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp và các mặt hàng nông sản, các nhà sản xuất được khuyến khích và yêu cầu áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn và thiết kế sinh thái.

kinh-te-tuan-hoan-chia-khoa-dua-viet-nam-phat-trien-ben-vung
Sử dụng các phương thức sáng tạo nhằm tối đa hóa vòng đời của tất cả tài nguyên đã sử dụng đã sử dụng.

Ở cấp độ cao, cấp độ doanh nghiệp, toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất đều được thiết kế và không có chất thải đưa ra môi trường. Chất thải đều được giảm thiểu tối đa, tái sử dụng và tái chế.

Kinh nghiệm cho thấy, để thực hiện "kinh tế tuần hoàn", Ủy ban Châu Âu đã kêu gọi sự tham gia của tất cả các bên liên quan từ các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và nguyên liệu thô, các nhà chế biến, sản xuất, phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, người thu gom rác... tham gia.

Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần phải có một hành lang pháp lý rõ ràng cho hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn. Doanh nghiệp là động lực trung tâm, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện. Vai trò kiến tạo của nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để kinh tế tuần hoàn phát triển.

Chung quan điểm, ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD), cho rằng kinh tế tuần hoàn chính là chìa khóa để giải bài toán, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình kinh tế tuần hoàn là một giải pháp thay thế bền vững cho mô hình truyền thống nói trên. Trong nền kinh tế tuần hoàn, các nhà sản xuất chú trọng giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách sử dụng các phương thức sáng tạo nhằm tối đa hóa vòng đời của tất cả tài nguyên đã sử dụng.

"Kinh tế tuần hoàn được đánh giá là một mô hình ưu việt, bởi vừa tạo ra lợi nhuận, vừa tạo ra công ăn việc làm, mang lại những giá trị về mặt xã hội và môi trường, từ đó hướng tới một nền kinh tế xanh. Đó là vai trò doanh nghiệp thể hiện trong việc chung tay cùng với các cơ quan Chính phủ để phát triển bền vững." - ông Nguyễn Quang Vinh cho hay.

Kinh tế tuần hoàn bắt đầu với tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa mang lại lợi ích về tài chính cho cơ sở sản xuất và tiêu dùng, thay vì coi rác thải là phế vật để chốn lấp bỏ cần coi đó là tài nguyên khai thác quay vòng.

Ngày 22/10, Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Không để nhựa thành rác”. Hội thảo mang đến cái nhìn mới và trọn vẹn về rác thải nhựa, gợi mở một khái niệm “nền kinh tế tái chế” đầy triển vọng.

Thông qua Hội thảo, cồng đồng đã thay đổi cách nhìn nhận rác thải nhựa: Thay vì vứt bỏ gây nhiễm môi trường và lãng phí - rác thải nhựa cần được coi là nguồn tài nguyên, cần được sử dụng thông minh, phân loại, tái sinh, kéo dài vòng đời phục vụ con người. Hé mở ý tưởng về một “nền kinh tế tái chế” hàng tỷ USD.

Thông điệp “Không để nhựa thành rác” gây bất ngờ và nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng mạng, đến với những nhà tổ chức giải Longbien Marathon 2019.

Với thông điệp: “Không để nhựa thành rác. Chạy cho ngày mai xanh”, Longbien Marathon 2019 hướng tới kêu gọi những vận động viên tham gia bảo vệ môi trường. Ngoài việc giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường thì việc sử dụng nhựa thông minh, thu gom đúng cách, tái chế tái sử dụng nhựa cũng là cách để mỗi người bảo vệ môi trường sống.