Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Chính phủ cần có những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong

Thứ hai, 28/10/2019, 11:46 AM

Theo bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, doanh nghiệp sẵn sàng chung tay, nghiên cứu xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

kinh-te-tuan-hoan-o-viet-nam-chinh-phu-can-co-nhung-chinh-sach-de-ho-tro-doanh-nghiep-tien-phong
Trong kinh tế tuần hoàn, các nhà sản xuất chú trọng kéo dài thời hạn và tận dụng tối đa giá trị sử dụng của tài nguyên, sau đó quản lý và tái tạo những sản phẩm và tài nguyên này vào cuối vòng đời sử dụng.

Trong nền kinh tế tuyến tính truyền thống, các nhà sản xuất khai thác tài nguyên thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ. Sau đó, phế thải từ sản xuất và tiêu dùng bị đưa đi chôn lấp, thậm chí là thải ra môi trường tự nhiên.

Ngược lại, nền kinh tế tuần hoàn chính là một giải pháp thay thế bền vững cho mô hình nói trên. Trong nền kinh tế này, các nhà sản xuất chú trọng kéo dài thời hạn và tận dụng tối đa giá trị sử dụng của tài nguyên, sau đó quản lý và tái tạo những sản phẩm và tài nguyên này vào cuối vòng đời sử dụng.

Mô hình kinh tế tuần hoàn giảm lượng rác thải, thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên, góp phần giải quyết các vấn đề về khan hiếm và bảo tồn tài nguyên và hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế.

Theo nghiên cứu của Accenture Strategy, mô hình kinh tế tuần hoàn có thể mở ra cơ hội thị trường trị giá lên tới 4.500 tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030.

Nhiều tập đoàn lớn đã và đang triển khai hướng tới kinh tế tuần hoàn trong tổ chức.

kinh-te-tuan-hoan-o-viet-nam-chinh-phu-can-co-nhung-chinh-sach-de-ho-tro-doanh-nghiep-tien-phong
Theo bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, 3 năm qua, Tân Hiệp Phát đã nung nấu một dự án với hy vọng tham gia nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và thế giới.

Chia sẻ với báo giới bên lề giải chạy Longbien Marathon 2019 nhằm lan tỏa thông điệp “Không để nhựa thành rác. Chạy cho ngày mai xanh”, bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, 3 năm qua, Tân Hiệp Phát đã nung nấu một dự án với hy vọng tham gia nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và thế giới. Thông qua dự án này sẽ xây dựng một ngành công nghiệp tái chế khép tín, tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu xã hội.

Theo doanh nhân Trần Uyên Phương, bảo vệ môi trường trách nhiệm mỗi cá nhân, hàng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều sản phẩm không chỉ nhựa, nếu mỗi sản phẩm khi không sử dụng đều thải ra môi trường sẽ đều gây ra những tác hại.

“Tái chế rác thải nhựa với mục tiêu làm sao tạo ra lợi ích dựa trên nhu cầu của con người chúng tôi nhìn thấy ở đó có nền kinh tế tuần hoàn. Vấn đề làm sao tạo ra sân chơi cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp tìm ra được lợi ích từ đó họ sẽ tham gia”, doanh nhân Trần Uyên Phương chia sẻ.

kinh-te-tuan-hoan-o-viet-nam-chinh-phu-can-co-nhung-chinh-sach-de-ho-tro-doanh-nghiep-tien-phong
Trong khuôn khổ Long Biên Marathon 2019, doanh nhân Trần Uyên Phương cùng viết thông điệp bảo vệ môi trường "Không để nhựa thành rác. Chạy cho ngày mai xanh".

 “Phó tướng” Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho rằng, doanh nghiệp sẵn sàng chung tay, nghiên cứu xây dựng nền kinh tế tuần hoàn đồng thời cho biế: “Chúng tôi có nguồn lực, có những mối quan hệ để tạo ra những ngành công nghiệp có giá trị, dựa trên đó tiếp tục tạo ra những sản phẩm hữu ích cho người tiêu dùng sau này.

Chúng tôi rất mong chờ Chính phủ có những chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp tiên phong đi đầu, những cái chúng tôi đang nung nấu, trong 3 năm vừa qua là những điều rất mới không chỉ cho Việt Nam và cho cả thế giới”.

Cũng chia sẻ về mô hình kinh tế tuần hoàn, tại hội thảo khoa học “Không để nhựa thành rác” mới đây do Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam đã tổ chức. TS. Bùi Đức Hiển - Phòng Luật Tài nguyên và Môi trường, Viện Nhà nước và Pháp luật cho rằng, ơ Việt Nam, nhu cầu thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn ngày càng trở nên cấp thiết do tài nguyên ngày càng bị khai thác cạn kiệt, môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.

kinh-te-tuan-hoan-o-viet-nam-chinh-phu-can-co-nhung-chinh-sach-de-ho-tro-doanh-nghiep-tien-phong
Theo TS. Bùi Đức Hiển xây dựng kinh tế tuần hoàn phải bắt đầu từ việc thể chế hóa, luật hóa kinh tế tuần hoàn, hướng tới thực hiện kinh tế tuần hoàn trong mọi hoạt động

Tuy nhiên theo TS. Bùi Đức Hiển xây dựng kinh tế tuần hoàn phải bắt đầu từ việc thể chế hóa, luật hóa kinh tế tuần hoàn, hướng tới thực hiện kinh tế tuần hoàn trong mọi hoạt động; xây dựng lộ trình kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh chi tiêu công xanh, cùng với đó là việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực của nền kinh tế.

Cần coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm của nền kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy các thị trường tái chế, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho xã hội và cộng đồng.

Muốn doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn phải để doanh nghiệp thấy được lợi ích. Ví dụ, doanh nghiệp chủ động thu gom, tái chế, quay vòng sản phẩm nhựa sẽ nhận được chính sách hỗ trợ về thuế.