Lãi xuất tiền gửi tiết kiệm tăng nhưng nếu ngân hàng phá sản người gửi tiền được đền bù bao nhiêu?

Thứ tư, 19/12/2018, 19:16 PM

Càng về cuối năm, lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng càng tăng, thế nhưng lúc này câu hỏi được nhiều người đặt ra nếu ngân hàng phá sản người gửi tiền được đền bù bao nhiêu?

lai-xuat-tien-gui-tiet-kiem-tang-nhung-neu-ngan-hang-pha-san-nguoi-gui-tien-duoc-den-bu-bao-nhieu
Lãi xuất tiền gửi tiết kiệm tăng nhưng nếu ngân hàng phá sản người gửi tiền được đền bù bao nhiêu? Ảnh minh họa

“Cuộc đua” lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng chưa dừng lại, theo thông tin mới nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa nâng mức lãi suất tiết kiệm VNĐ ở các kỳ hạn dài, tối đa tới 0,7 điểm phần trăm/năm.

Cụ thể, mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng này lên tới 8,5%/năm khi khách hàng gửi từ 13 tháng và 8,6%/năm với kỳ hạn từ 18 tháng ở sản phẩm Phát Lộc Thịnh Vượng. Ở sản phẩm tiết kiệm thường, lãi suất cao nhất cũng lên tới 7,6%/năm với kỳ hạn từ 13 tháng và 7,8%/năm với kỳ hạn từ 18 tháng. 

Trong khoảng nửa tháng nay, VPBank đã 2 lần điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng tăng khá mạnh ở các kỳ hạn, nhất là kỳ hạn dài.

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) tiếp tục giữ vị trí đầu ngân hàng có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất với 8,6%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi từ 24 tháng trở lên và không có điều kiện về số tiền gửi.

Trong nhóm 10 ngân hàng có mức lãi suất cao nhất từ 8% trở lên, các ngân hàng như TPBank, PVcomBank, VIB, SeABank yêu cầu số tiền gửi lớn. Nhóm còn lại gồm Ngân hàng Bắc Á, NCB, Eximbank, VietBank và Viet A Bank không có yêu cầu về số tiền.

Tại Ngân hàng Việt Á, lãi suất tiết kiệm hình thức bậc thang có lãi suất cao hơn, mức lãi suất cao nhất của ngân hàng là ở các kì hạn 13 và 15 tháng với 8,1%/năm.

Nhóm ngân hàng xếp dưới cùng (có mức lãi suất cao nhất dưới 7%/năm) là BIDV Techcombank, Vietcombank, Agribank.

Với việc điều chỉnh tăng lãi suất gần đây, Vietcombank đã nâng mức lãi suất cao nhất từ 6,6% lên 6,8%/năm. Do đó, Vietcombank cùng với Agribank là hai ngân hàng xếp chót bảng với mức lãi suất cao nhất.

Cuộc đua lãi suất ngân hàng tăng thu hút tiền gửi của người dân. Thậm chí nguồn tiền kiều hối chuyển về nước ngoài việc đầu tư sản xuất kinh doanh, mua bán bất động sản một phần được đổi sang tiền đồng gửi tiết kiệm.

Trả lời trên Thanh Niên ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, lượng kiều hối chuyển qua các tổ chức tín dụng TP HCM lên đến 3,8 tỷ USD.

Một lực hút kiều hối hiện nay đến từ mức chênh lệch giữa lãi suất tiền đồng và ngoại tệ tại Việt Nam. Hiện các ngân hàng trong nước đang tăng lãi suất huy động tiền đồng, đặc biệt là những kỳ hạn dài trên 12 tháng để đáp ứng nhu cầu vay vốn cuối năm cũng như đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. Theo đó, lãi suất huy động tiền đồng ở một số ngân hàng đã lên trên 8%/năm, mức cao nhất lên 8,6%/năm.

Trong khi lãi suất tiền gửi bằng USD đang duy trì ở mức 0%. Với mức chênh lệch này, dòng kiều hối có xu hướng chuyển đổi từ ngoại tệ sang tiền đồng gửi tiết kiệm hưởng lãi suất cao. Ông Nguyễn Hoàng Minh cũng cho rằng, với mức lãi suất này, Việt kiều chuyển tiền về nước gửi tiết kiệm vẫn lời hơn.

Cùng việc lãi suất ngân hàng tăng cao tuy nhiên người gửi tiền cần lựa chọn ngân hàng có uy tín tranh rủi ro. Bởi theo quy định, mức trả tiền bảo hiểm đối với tiền gửi của người dân tại các tổ chức tín dụng bị phá sản bao gồm cả gốc và lãi cho vay của một cá nhân tối đa là 75 triệu đồng.

Người gửi tiền bên cạnh việc nhận khoản đền bù của bảo hiểm tiền gửi, thì sẽ được nhận tiền từ hoạt động thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng phá sản.

Theo quy định, khi ngân hàng phá sản, các tài sản còn lại của ngân hàng đó sẽ được ưu tiên chi trả cho chủ nợ là các khoản vay đặc biệt đầu tiên, tiếp đến là những người gửi tiền, thứ ba là các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, đối tượng tiếp theo được xét duyệt chi trả là người sở hữu trái phiếu ngân hàng, thứ năm là các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và thứ 6 là trả cho cổ đông của ngân hàng phá sản.

 

BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài: Nhà nước có nên bỏ tiền mua lại?

Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài dù biết không hợp lý nhưng không thể di dời vì hợp đồng đã ký, chỉ có phương án nhà nước mua lại mới xóa được trạm thu phí này.

 

Tân Hiệp Phát được vinh danh thương hiệu quốc gia 2018

Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một trong 97 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2018 do Hội đồng Thương hiệu Quốc gia bình chọn.

 

Sau vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu: Ngân hàng Nhà nước 'sửa' luật

Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.