Làm dâu trên đất Thụy Sĩ, nữ Việt kiều 14 năm mang quà Tết về quê hương

Thứ tư, 06/02/2019, 09:09 AM

Từ Thụy Sĩ, chị Sương Phạm Glauser (54 tuổi, quê Bình Định) đáp chuyến bay về Hà Nội trong một ngày giáp Tết Kỷ Hợi 2019 rồi lặn lội lên Sa Pa để đến với trẻ em ở Tả Giàng Phình.

lam-dau-tren-dat-thuy-si-nu-viet-kieu-14-nam-mang-qua-tet-ve-que-huong
Trong gần 20 năm làm dâu ở Thụy Sĩ - một trong những nước phát triển nhất Bắc Âu, chị Sương Phạm Glauser đã có 14 năm đều đặn về nước chia sẻ, giúp đỡ cho hàng chục ngàn hoàn cảnh khó khăn. ẢNH: NGUYỄN DŨNG

Trong gần 20 năm làm dâu ở Thụy Sĩ - một trong những nước phát triển nhất Bắc Âu, chị Sương Phạm Glauser đã có 14 năm đều đặn về nước chia sẻ, giúp đỡ cho hàng chục ngàn hoàn cảnh khó khăn.

Tết ấm ở Tả Giàng Phình

Trường mẫu giáo xã Tả Giàng Phình (Sa Pa, Lào Cai) sáng hôm ấy rộn ràng hơn hẳn mọi ngày. Mọi người đã tụ tập đông đủ để chờ chuyến xe chở đầy quà từ Hà Nội lên. Người già, trẻ em và những phụ nữ địu con trên lưng diện trên mình sắc phục đẹp nhất, tinh tươm nhất trong cái nắng dịu nhẹ, trong trẻo đầu xuân. Những thùng hàng đựng đồ chơi, dụng cụ học tập, chăn áo ấm và lương thực được khẩn trương khuân vào bên trong khi xe của đoàn vừa tới.

Chị Sùng Thị Lải (23 tuổi, ở xã Tả Giàng Phình) tay dắt con trai 7 tuổi, con gái 3 tuổi, lưng địu con gái nhỏ mới 7 tháng tuổi đến nhận quà. Chị Lải cho biết, hai vợ chồng cô luôn phải lo làm nương để có cái ăn cho cả nhà. Nhưng thóc lúa trên rẫy cũng chỉ đủ gạo ăn, chứ không có dư để bán lấy tiền đi chợ. Đôi vợ chồng trẻ cứ thế loay hoay giữa bao khó khăn với 3 đứa trẻ. 

Đến xã hẻo lánh ở vùng cao Lào Cai này, không khó để nhìn thấy những cô gái tuổi đời còn khá trẻ, vừa địu con nhỏ trên lưng, tay vừa dắt theo những đứa trẻ đầu trần chân đất. Cô giáo Nguyễn Thị Trang (27 tuổi) cho biết: “Ở đây còn khó khăn. Vận động mãi các bậc phụ huynh mới cho trẻ tới trường để được học chữ, học hát; còn không thì cứ ở nhà theo lên nương lên rẫy cả ngày, ốm đau thì cũng tự mà khỏi thôi”.

lam-dau-tren-dat-thuy-si-nu-viet-kieu-14-nam-mang-qua-tet-ve-que-huong
Chị Sương Phạm Glauser tặng quà Tết cho trẻ em Trường mẫu giáo xã Tả Giàng Phình (Sa Pa, Lào Cai). ẢNH:NGUYỄN DŨNG

Khi đã đặt chân đến Tả Giàng Phình, chị Sương Phạm Glauser cho hay chị đã lên kế hoạch về Việt Nam từ những ngày đầu năm 2018.  

Chị Sương Phạm Glauser nói: “Nghĩ tới những người còn khó khăn, mình không đành lòng. Vậy là có bao nhiêu, mình dành dụm rồi kêu gọi thêm sự ủng hộ của bạn bè, người Việt ở Thuỵ Sĩ và cả những người bạn Thuỵ Sĩ chung tay giúp cho các cháu có thêm tấm áo, vài món quà Tết”.

Tâm nguyện hướng về quê nhà

Hơn 14 năm nay, đặc biệt là vào mỗi dịp Tết, chị Sương Phạm Glauser đã miệt mài đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước để giúp đỡ những hoàn cảnh còn nghèo khó. Chị tâm niệm: “Cái gì mình làm được thì cứ làm, còn đi được thì cứ đi”.

 

Thời điểm cận Tết thường là lúc bận rộn nhất trong năm với bao mối lo cho một cái Tết tươm tất ở gia đình. Nhưng với chị Sương Phạm Glauser, Tết vui nhất là được đi khắp nơi và lo tết cho những cảnh đời. Sau chuyến đi Lào Cai, chị ngược về Hà Nội rồi đi Thái Bình để trao quà cho người khuyết tật. Vừa xong việc ở Thái Bình, chị lại đi Đà Nẵng, Quảng Ngãi rồi mới về Bình Định quê nhà.

Cũng chính vì thế mà nhiều người đã gọi chị bằng cái tên thân thương: “mẹ Sương” như một sự tri ân những đóng góp lặng thầm mà thiết thực của chị. Chị kể, năm 2003 - 2004, khi chị vừa qua Thuỵ Sĩ được vài năm, thì hay tin Bình Định quê nhà đang có trận lũ lụt lớn, rất nhiều người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, trắng tay. Chị liền liên hệ Hội Chữ thập đỏ Bình Định để tìm cách giúp. Hàng chục tấn gạo cứu trợ khẩn cấp đã đến tận nhiều hộ gia đình. Sau đó, chị bắt đầu hành trình làm từ thiện về Việt Nam đều đặn hàng năm.   

lam-dau-tren-dat-thuy-si-nu-viet-kieu-14-nam-mang-qua-tet-ve-que-huong
Không gian ấm áp trong nhà chị Sùng Thị Gấm, một phụ nữ H’Mông ở Tả Giàng Phình. ẢNH: NGUYỄN DŨNG 

Chồng chị Sương Phạm Glauser, anh Peter Glauser là một bác sĩ ở Thụy Sĩ. Theo lời kể của chị Sương Phạm Glauser, anh Peter Glauser cũng hết lòng ủng hộ vợ trong công tác từ thiện. Thời gian đầu, thấy vợ làm có bao nhiêu lại dành hết cho người nghèo, anh đã thắc mắc hỏi: “Sương, em cho hết vầy rồi về sống ra sao?”. Chị đã điềm tĩnh đáp: “Mình không ăn bao nhiêu, quần áo thì mặc vừa đủ là được rồi. Em không cần mua sắm gì xa xỉ. Việc làm này khiến em cảm thấy hạnh phúc để tiếp tục cùng anh sống những ngày thật vui và ý nghĩa”.

Thấu hiểu tâm nguyện của vợ, từ đó anh Peter Glauser không hỏi nữa mà cùng vợ xây dựng nhiều chương trình thiết thực hỗ trợ cho người nghèo ở nơi mà anh coi là quê hương thứ hai của mình. Với tinh thần đó, cách đây 4 năm, tổ chức Help for Vietnam được vợ chồng anh thành lập tại Thụy Sĩ để kêu gọi cộng đồng chung tay, làm được nhiều điều ý nghĩa hơn. 

 

Trưởng thôn 8x có nhóm máu hiếm, kể cả Tết vẫn sẵn sàng xuyên Việt lấy máu cứu người

Ở thôn An Xá có một "ông trưởng thôn" mới hơn 30 tuổi nhưng phải khiến mọi người kính nể bởi biết lo chuyện lớn, sẵn sàng làm ngân hàng máu sống đi xuyên Việt cứu người.

 

Tết và văn hóa chúc nhau 'online'

Lời chúc chỉ thực sự mang ý nghĩa khi bạn dành thời gian viết ra những lời hay ý đẹp được gói gém bằng sự quan tâm và tình cảm của bản thân vào đó…