Làm sao tiếp cận thị trường châu Âu với những Asanzo, Sunhouse?

Chủ nhật, 30/06/2019, 19:37 PM

Chiều 30/6, Hiệp định EVFTA và Hiệp định IPA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu đã được ký kết. Đây tin vui với Việt Nam nhưng cũng là thách thức khi nhìn từ câu chuyện Asanzo, Sunhouse.

lam-sao-tiep-can-thi-truong-chau-au-voi-nhung-asanzo-sunhouse
Hiệp định EVFTA và Hiệp định IPA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu đã được ký kết. Đây tin vui với Việt Nam nhưng cũng là thách thức khi nhìn từ câu chuyện Asanzo, Sunhouse.

Trao đổi tại buổi họp báo sau lễ ký kết Hiệp định EVFTA và Hiệp định IPA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu diễn ra chiều 30/6. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, trong chiến lược tiếp cận thị trường với châu Âu, chúng ta có nhiều thuận lợi nhưng mới chỉ là sự khởi đầu. Bởi thị trường châu Âu đòi hỏi cao về chất lượng, các hàng rào kỹ thuật khắt khe, cũng như việc thực thi các điều kiện về tiêu chuẩn, về pháp luật rất cao.

Theo Bộ trưởng, EVFTA là thỏa thuận thương mại tự do nhiều tham vọng nhất từ trước tới nay mà EU ký với một nền kinh tế mới nổi. Hiệp định EVFTA và IPA được xây dựng dựa trên cam kết chung của cả hai bên về tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế theo hướng mở cửa, công bằng và tuân thủ luật lệ. Do đó, EVFTA và IPA tạo ra nền tảng rất quan trọng để nâng tầm quan hệ Việt Nam-EU lên một tầm cao mới.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước ngoài việc được hưởng thụ những lợi ích mà Hiệp định mang lại thì sẽ chính thức phải đối mặt với những hàng rào kĩ thuật, các tiêu chuẩn thực thi khắt khe cũng như phải đối mặt với những hoạt động tranh chấp về thương mại, đầu tư…

“Để khai thác được tối đa lợi ích mà Hiệp định này mang lại, các doanh nghiệp của chúng ta, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần chủ động nghiên cứu thông tin để có sự chuẩn bị tích cực.  

Việc chuẩn bị nên được tiến hành toàn diện từ nghiên cứu cơ hội, thách thức của thị trường EU đến các giải pháp như nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất… Cần lưu ý là để tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, về tiêu chuẩn kỹ thuật và về vệ sinh an toàn động thực vật của EU”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh. 

Câu chuyện tiếp cận thị trường châu Âu với hàng hóa Việt Nam rất lớn sau Hiệp định EVFTA và Hiệp định IPA nhưng cũng là thách thức khi nhìn từ câu chuyện Khaisilk, Asanzo hay Sunhouse.

Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, Asanzo nhập hàng hóa Trung Quốc rồi xé nhãn Trung Quốc, lột tem và dán tem nhãn "made in Vietnam" vào để bán. Trong khi người đứng đầu Asanzo là ông Phạm Văn Tam giải thích rằng người tiêu dùng đang hiểu lầm.

Vụ việc Asanzo chưa lắng xuống, dư luận xôn xao trước thông tin hình ảnh về sản phẩm nồi cơm điện SHD8602 của Công ty CP Tập đoàn Sunhouse có tem hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng ở dưới kệ bán hàng lại ghi xuất xứ Trung Quốc.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ người tiêu dùng, Công ty CP Tập đoàn Sunhouse đã có “động thái” lên tiếng về vụ việc này. Theo như giải thích từ phía tập đoàn này cho biết, hình ảnh sản phẩm được đặt tại bảng giá của siêu thị Co.op Mart ghi xuất xứ Trung Quốc dẫn đến hiểu lầm sản phẩm SHD8602 nhập khẩu Trung quốc…

Vụ việc Asanzo nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam khiến dư luận nhớ đến chiếc khăn lụa hai nhãn mác của Công ty TNHH Khải Đức bị phát hiện cách đây hai năm trước. 

Kết luận kiểm tra đối với Công ty TNHH Khải Đức, đơn vị liên quan đến vụ Khaisilk bán lụa Tàu gắn mác Việt Nam. Bộ Công Thương cho biết, Khaisilk có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng.

Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của công ty cho thấy cho kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm (“100% silk”).

Khải Đức có dấu hiệu che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng. Công ty cung cấp thông tin tới người tiêu dùng thông qua website với một số nội dung không chính xác.

Đồng thời, công ty đã bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cùng với các sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam trong cùng cửa hàng nhưng đã không giới thiệu hoặc thông tin không đầy đủ cho người tiêu dùng về xuất xứ và thành phần của các sản phẩm này...

Rõ ràng, thị trường khó tính như châu Âu sẽ không chấp nhận mặt hàng nhập nhèm xuất xứ. Nếu không chấn chỉnh, từ vi phạm của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.

 

Giá xăng dầu có thể tăng mạnh sau ba lần giảm

Giá xăng dầu thị trường thế giới liên tục tăng sẽ có thể tác động đến giá xăng trong nước trong kỳ điều hành tới dự kiến diễn ra vào đầu tuần tới.

 

Từ vai trò nhà quản lý trong các vụ Khaisilk, Asanzo, Sunhouse... đến mánh khoé tinh vi của doanh nghiệp

Vụ việc như Asanzo, Khaisilk, Sunhouse… bị phát hiện hành vi gian dối hầu hết do người tiêu dùng, cơ quan báo chí phát hiện. Vậy cơ quan quản lý nhà nước ở đâu, lực lượng quản lý thị trường đang làm gì khi để doanh nghiệp qua mặt một cách dễ dàng?

 

Làm đại sứ thương hiệu cho Asanzo, danh hài Trường Giang bị liên lụy?

Nếu kết quả điều tra của Bộ Công an chứng minh Asanzo nhập hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam, với vai trò đại sứ thương hiệu danh hài Trường Giang liên đới trách nhiệm thế nào?