Làm việc nhiều khiến Đông Nam Á có năng suất thấp hơn?

Thứ sáu, 25/10/2019, 08:35 AM

Các nước Đông Nam Á (ASEAN) có giờ làm việc trung bình cao hơn, nhưng lại có năng suất thấp hơn so với khu vực làm việc ít hơn, tờ The ASEAN Post cho hay.

Các nhân viên văn phòng ăn trưa ở Bangkok, Thái Lan.
Các nhân viên văn phòng ăn trưa ở Bangkok, Thái Lan.

Theo thống kê mới được công bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), số giờ làm việc trung bình theo tuần của các quốc gia ASEAN như sau: Việt Nam 40 giờ, Philippines 42 giờ, Myanmar 48 giờ, Lao 41 giờ, Campuchia 43 giờ, Thái Lan 43 giờ, Brunei 47 giờ, Malaysia 46 giờ, Singapore 43 giờ, Indonesia 39 giờ.

Trong khi đó, các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lại có số giờ làm việc trung bình theo tuần thấp hơn hẳn, với nhiều quốc gia làm việc ít nhất thế giới như Hà Lan 32 giờ, Australia và New Zealand 33 giờ, Đan Mạch và Na Uy 34 giờ.

Giờ làm việc theo tuần trung bình của các quốc gia ASEAN theo thống kê của ILO.
Giờ làm việc theo tuần trung bình của các quốc gia ASEAN theo thống kê của ILO.

Mặc dù làm việc ít hơn so với các nước ASEAN, nhưng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình của các nước OECD vượt xa các quốc gia ASEAN. Họ hướng đến các quy trình làm việc hiệu quả hơn hoặc tiên tiến hơn.

OECD nhận ra rằng giờ làm việc nhiều sẽ cắt giảm thời gian dành cho giải trí và chăm sóc cá nhân. Trong khi đó, cả hai đều rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân.

Các hoạt động giải trí như giao tiếp xã hội và xem tivi, cũng như các hoạt động chăm sóc cá nhân như ăn và ngủ, có xu hướng mang lại sự thích thú nội sinh hơn các hoạt động liên quan đến trạng thái làm việc được trả lương và không được trả lương như đã nêu trong báo cáo năm 2011 của OECD với tiêu đề “‘How's Life?: Measuring well-being” (Tạm dịch: Cuộc sống là thế nào: Đo lường hạnh phúc).

Hơn nữa, có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sau khi làm việc rất quan trọng để duy trì sức khỏe và năng suất, giảm căng thẳng.

Ngoài ra, việc đi lại từ nhà đến nơi làm việc có thể kéo dài đáng kể ngày làm việc và phạm vào thời gian lẽ ra dành cho giải trí và gia đình. Đi lại không chỉ mất thời gian; nó cũng có thể gây căng thẳng, mệt mỏi và tốn kém.

Có lẽ cách giải quyết thời gian làm việc dài của ASEAN có thể được tìm thấy trong công nghệ.

Cuộc cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư được hy vọng là sẽ tạo ra các quy trình hiệu quả hơn, giải phóng thời gian của người lao động để họ tập trung vào sự sáng tạo và đổi mới. Và cũng từ đó, người lao động có nhiều thời gian dành cho giải trí, gia đình hơn.