16 giờ chia gan, ghép tạng cứu 7 bệnh nhân từ người cho chết não

Thứ sáu, 15/03/2019, 11:22 AM

Sáng 15/3, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức công bố tiếp tục thành công ca chia gan lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ đã thực hiện chia gan của người hiến để ghép cho hai người (một người lớn và một trẻ em) cùng 5 người cần ghép mô tạng.

16-gio-ghep-tang-cuu-7-benh-nhan-tu-nguoi-cho-chet-nao
Bệnh viện Việt Đức họp báo công bố thông tin lấy đa tạng từ người cho chết não.

Bệnh viện Việt Đức vừa tổ chức họp vào về ca chia gan diễn ra vào ngày 09/03, PGS,TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm ghép tạng (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết: "Phức tạp nhất của ca ghép gan lần này là các bác sĩ đã thực hiện chia gan để ghép cho một trẻ em (tám tuổi bị suy gan - hôn mê gan do xơ gan mất bù/ bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa đồng và teo đường mật bẩm sinh) và một người lớn (49 tuổi bị ung thư gan trên nền gan xơ).

Ca mổ được bắt đầu từ 7h30 và kết thúc lúc 23h30 (16h), cùng lúc lấy đa tạng để ghép cho 05 bệnh nhân: 1 bệnh nhân ghép tim, 2 bệnh nhân ghép gan và 2 bệnh nhân ghép thận, ngoài ra còn lấy các đoạn mạch máu để gửi vào Ngân hàng mô bảo quản để ghép cho các bệnh nhân khác. Ca mổ có sự kết hợp của các chuyên gia đầu ngành tại bệnh viện từ nhiều chuyên khoa: phẫu thuật ghép tạng; phẫu thuật tim mạch; phẫu thuật vi phẫu; gây mê hồi sức; chẩn đoán hình ảnh; các labo xét nghiệm...

Hiện tại hậu phẫu ngày 6 sau ghép, tất cả các bệnh nhân đều hồi phục, 2 bệnh nhân ghép gan đã tự thở, tỉnh táo, các chức năng của gan mới đã hoạt động tốt và hoà hợp với người nhận.

16-gio-ghep-tang-cuu-7-benh-nhan-tu-nguoi-cho-chet-nao
Bệnh nhân nhận gan đã dần hồi phục.

Theo GS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, với việc thực hiện thành công ca chia gan để ghép, bên cạnh khẳng định tay nghề của đội ngũ thầy thuốc trong nước còn là cơ hội để nhiều người bệnh được cứu sống nhờ ghép gan.

 Chương trình ghép gan tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 21, ca ghép gan cho người lớn đầu tiên tại Việt Nam được thựchiện thành công tại bệnh viện vào ngày 28/11/2007; đến ngày 15/04/2010 bệnh viện đã thực hiện thành công ca ghép gan từ người cho chết não (đầu tiên tại Việt Nam).

Hiện tại bệnh viện đã chủ động trong hầu hết các kỹ thuật ghép gan: ghép toàn bộ từ người cho chết não, ghép gan bán phần từ người cho sống, giảm thể tích gan từ người cho chết não để ghép. Số lượng ca ghép gan của bệnh viện Việt Đức là 62 trường hợp chiếm > 50% toàn bộ số ghép gan cả nước.

Khó khăn lớn nhất của ghép gan là sự khan hiếm của nguồn tạng, do vậy số lượng gan ghép chỉ thoả mãn khoảng 10-15% nhu cầu. Chính vì vậy Bệnh viện đã chủ trương tăng tối đa khả năng ghép gan cho bệnh nhân, trong đó giao cho Trung tâm ghép tạng nghiên cứu triển khai kỹ thuật chia gan để ghép. 

 

1,3 triệu đơn vị máu được hiến tặng trong năm 2018

Năm 2018, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được hơn 1,336 triệu đơn vị máu, trong đó 98,3% lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện, tương đương 1,68% dân số tham gia hiến máu.

 

Nam thanh niên 27 tuổi qua đời ngày giáp tết, hiến tạng cứu 6 người

Chuyến bay đặc biệt từ Hà Nội vào miền Trung mang theo một trái tim trẻ: nam thanh niên 27 tuổi chết não sau khi bị tai nạn giao thông, gia đình quyết định hiến tạng và trái tim 27 tuổi phù hợp với người chờ ghép ở Huế.

 

Sau khi tự nguyện hiến tạng cứu 5 người, người đàn ông Ninh Bình tiếp tục cứu thêm bệnh nhân thứ 6

Tính đến chiều 26/12, anh Dương Hồng Quý - nam bệnh nhân chết não đã hiến 7 mô/tạng của mình cứu sống 6 bệnh nhân nặng khác. Lần đầu tiên ở Việt Nam, y học ghi nhận một trường hợp hiến tạng trọn vẹn về mọi nghĩa.