Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ngân hàng BIDV năm 2020

Thứ năm, 16/01/2020, 11:50 AM

Khách hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Ngân hàng BIDV đang quan tâm lịch giao dịch, lịch nghỉ tết Âm lịch và lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2020.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán ngân hàng BIDV năm 2020.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán ngân hàng BIDV năm 2020.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Ngân hàng BIDV dù chưa công bố lịch giao dịch, lịch nghỉ tết Âm lịch và lịch nghỉ Tết Nguyên đán ngân hàng BIDV năm 2020.

Tuy nhiên cũng như các ngân hàng quốc doanh khác lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ngân hàng BIDV năm 2020 sẽ diễn ra từ thứ Năm ngày 23/1 đến thứ Tư ngày 29/1 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Kỷ Hợi 2019 đến mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý 2020).

Trong thời gian trên BIDV sẽ ngừng giao dịch tại các hội sở.

Từ ngày 30/1 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Canh Tý 2020), các phòng giao dịch của BIDV sẽ hoạt động bình thường trở lại.

Lịch nghỉ tết Nguyên đán ngân hàng BIDV năm 2020 thực hiện theo phương án đã được Thủ tướng phê duyệt, cụ thể lịch nghỉ Tết Canh Tý 2020 sẽ chính thức bắt đầu từ thứ Năm (23/1) đến thứ Tư (29/1), tức từ 29 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý. Như vậy, trong dịp Tết Nguyên đán 2020, BIDV sẽ nghỉ tổng cộng 7 ngày nghỉ.

Lịch giao dịch Tết Canh tý 2020, lịch nghỉ tết Âm lịch,  lịch nghỉ Tết Ngân hàng BIDV 2020, lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ngân hàng BIDV năm 2020.

Để đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch rút tiền mặt trên ATM của khách hàng dịp Tết Âm lịch, Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Văn bản số 9722/NHNN-TT yêu cầu các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài… bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt, đúng quy định, phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian quyết toán năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể về hoạt động ATM dịp cuối năm và Tết, bao gồm kế hoạch tiền mặt cho ATM, tiếp quỹ ATM, nhân sự cho ATM, bảo trì, bảo dưỡng ATM…, đảm bảo mạng lưới ATM hoạt động hiệu quả, an toàn và thông suốt.

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ cũng cần thường xuyên giám sát hoạt động của hệ thống ATM, giám sát chặt chẽ mức tồn quỹ ATM (đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư có nhu cầu rút tiền mặt lớn), phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật, các trường hợp ATM hết tiền, hạn chế để xảy ra tình trạng gián đoạn trong hoạt động, gây bức xúc cho khách hàng.

NHNN cũng yêu cầu các đơn vị này rà soát, nắm bắt các thời điểm, các địa bàn thường xảy ra hiện tượng ATM quá tải (như khu công nghiệp, khu chế xuất…), chủ động có các biện pháp phù hợp nhằm giảm tải cho ATM như: tăng cường hoạt động ATM lưu động (đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ đã có trang bị ATM lưu động); chủ động làm việc với các doanh nghiệp để điều chỉnh thời gian trả lương hợp lý; xây dựng phương án dự phòng chi trả lương, thưởng dịp Tết bằng tiền mặt; tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp nhằm giảm tải việc rút tiền mặt tại các ATM…