Lộ hình ảnh cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỷ vượt sông Hồng

Thứ sáu, 10/07/2020, 09:51 AM

Cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng nối 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên có tổng chiều dài khoảng 5,5km với mức đầu tư dự án khoảng 9.000 tỷ đồng.

Cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng có vốn đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng.

Cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng có vốn đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng.

Tin tức về việc Hà Nội đang chuẩn bị phương án đầu tư xây dựng dự án cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng nối 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân trong đó có giới đầu tư BĐS.

Theo tiết lộ, cầu Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài khoảng 5,5km, gồm: Cầu, đường dẫn và nút giao hai đầu công trình, trong đó phần cầu vượt sông dài 2,4km.

Điểm đầu tại ngã 5 nút giao với đường Lê Thánh Tông - Trần Thánh Tông (Q.Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng); điểm cuối sau khi vượt qua đường Nguyễn Văn Linh (QL5), kết nối với đường quy hoạch tại phường Việt Hưng (Q.Long Biên), trong đó phần cầu vượt sông dài 2,4km.

Quy mô cầu Trần Hưng Đạo được nghiên cứu xây dựng rộng 31m, đảm bảo 6 làn xe cơ giới và hai dải đi bộ, tốc độ thiết kế 80km/h. Dự án sẽ tiến hành xây dựng 5 nút giao, gồm: Nút giao đầu tuyến tại ngã 5 đường Trần Thánh Tông/Lê Thánh Tông;

Nút giao với đê Hữu Hồng (đường Nguyễn Khoái/Trần Khánh Dư); nút giao với đường trục đường quy hoạch phía Long Biên; nút giao với đê Tả Hồng (đê Long Biên - Xuân Quan/đường Cổ Linh); nút giao với đường Nguyễn Văn Linh (QL5). Tổng mức đầu tư dự án khoảng 9.000 tỷ đồng.

Trên báo Giao Thông, đại diện Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI - đơn vị nghiên cứu dự án) cho biết: Cầu Trần Hưng Đạo là một trong những cầu đường bộ vượt sông Hồng (đoạn qua địa phận Hà Nội) đã được xác định vị trí trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 tại Quyết định số 1259 ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 519 ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Mô hình cầu Trần Hưng Đạo. (Nguồn: Báo Giao Thông).

Mô hình cầu Trần Hưng Đạo. (Nguồn: Báo Giao Thông).

Về mặt kiến trúc, cầu Trần Hưng Đạo và nút giao phía Hoàn Kiếm nằm trong khu vực có vị trí quan trọng, kết nối không gian hai khu vực Hoàn Kiếm và Long Biên do vậy các yêu cầu về phương án kiến trúc đảm bảo các yêu cầu: Là công trình kiến trúc hiện đại, có bản sắc gắn với đặc trưng văn hóa truyền thống của địa phương, mang ý nghĩa biểu tượng biểu tượng và tạo dựng thương hiệu của thành phố Hà Nội.

Công trình có phương án chiếu sáng nổi bật, tạo điểm nhấn kiến trúc - cảnh quan cho khu vực; Đảm bảo thuận lợi cho việc lưu thông các loại tàu thuyền lưu thông trên Sông Hồng và phục vụ cho phát triển du lịch; nút giao phía Hoàn Kiếm kết nối với ngã năm Trần Hưng Đạo và các tuyến đường đê Hữu Hồng hiện hữu (được quy hoạch là đường liên khu vực), đường trục đô thị quy hoạch ven sông Hồng (đường trục chính đô thị) cần thiết kế tối ưu, tổ chức giao thông hợp lý nhằm đảm bảo kết nối thuận tiện, tạo không gian kiến trúc đẹp, đồng thời không ảnh hưởng đến an toàn đê điều...

TEDI đã nghiên cứu các phương án nút giao, phương án kiến trúc cầu thỏa mãn các khống chế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tổ chức giao thông an toàn.

Một số hình ảnh mô hình cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng.

Các trụ cầu được thiết kế khá đặc biệt. (Ảnh: Báo Giao Thông).

Các trụ cầu được thiết kế khá đặc biệt. (Ảnh: Báo Giao Thông).

Trụ cầu được thiết kế gợi lại kiến trúc lịch sử. (Ảnh: Báo Giao Thông).

Trụ cầu được thiết kế gợi lại kiến trúc lịch sử. (Ảnh: Báo Giao Thông).

Hình ảnh về cây cầu vượt sông Hồng này khiến nhiều người hào hứng.

Hình ảnh về cây cầu vượt sông Hồng này khiến nhiều người hào hứng.

Bài liên quan