Luật sư: 'Cần xử phạt Phó Chủ tịch HĐND huyện văng tục để giữ kỷ cương'

Thứ hai, 13/04/2020, 15:04 PM

Theo luật sư, trong khi hàng loạt vụ việc không đeo khẩu trang, chống đối lực lượng chức năng phòng dịch Covid-19 đã bị xử phạt thậm chí bỏ tù, thì không có lý do gì vị Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản (Bình Phước) lại vô sự.

Vị Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản (Bình Phước) không đeo khẩu trang, văng tục ở chốt kiểm dịch Covid-19, thậm chí chụp ảnh lại cán bộ vì họ kiên quyết thực hiện nhiệm vụ. (Ảnh: Cắt từ clip).

Vị Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản (Bình Phước) không đeo khẩu trang, văng tục ở chốt kiểm dịch Covid-19, thậm chí chụp ảnh lại cán bộ vì họ kiên quyết thực hiện nhiệm vụ. (Ảnh: Cắt từ clip).

Tin tức về vụ việc Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản (Bình Phước) Lưu Văn Thanh văng tục, không đeo khẩu trang, không chấp hàng đo thân nhiệt tại chốt kiểm dịch Covid-19, gây phẫn nộ dư luận.

Mới đây, ông Lưu Văn Thanh đã bị tạm đình chỉ công tác và nói rằng đã xin lỗi cán bộ tại chốt kiểm dịch. Tại buổi họp báo sáng 13/4, liên quan đến việc này: Bà Trần Tuyết Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước khẳng định, việc tạm đình chỉ công tác với ông Thanh chỉ là 1 bước theo quy trình.

“Việc có xử lý hành chính hay hình sự với ông Thanh hay không thì sau khi xác minh đầy đủ về sự việc sẽ đưa ra quyết định”, bà Minh cho biết.

Tuy nhiên, theo dõi đoạn clip vị Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản văng tục, không đeo khẩu trang, không chấp hàng đo thân nhiệt tại chốt kiểm dịch Covid-19 nhiều người không khỏi bức xúc bởi cho rằng hành vi của ông này là không chấp hành quy định về phòng chống dịch Covid-19 khá rõ ràng. 

Thời gian qua, cả nước xảy ra không ít những trường hợp không đeo khẩu trang, tụ tập đông người, đi ra ngoài khi không cần thiết, không giữ khoảng cách 2m... đã bị xử phạt hành chính. Đặc biệt, có vụ việc một nam thanh niên chống đối lực lượng phòng dịch Covid-19 ở Quảng Ninh đã bị tuyên án tù chỉ sau 6 ngày xảy ra sự việc.

Do đó, nhiều người câu hỏi rằng ông Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản (Bình Phước) không đeo khẩu trang, văng tục ở chốt kiểm dịch có bị xử phạt như những trường hợp người dân vi phạm hay không? 

Trước đó, ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, kịp thời phát hiện, khẩn trương xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19.

Đặc biệt là các hành vi vi phạm không chấp hành biện pháp phòng, chống dịch; chống đối người thi hành công vụ phòng, chống dịch; đưa tin sai không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận, mất ổn định xã hội; tái chế khẩu trang y tế đã qua sử dụng; sản xuất hàng giả, đầu cơ găm hàng, tăng giá trái pháp luật, gian lận thương mại, gây bất ổn thị trường...; nếu có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan chức năng để điều tra, xử lý về hình sự.

Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành điều tra, xem xét, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự.

Các Bộ, cơ quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình và kết quả thực hiện, gửi Bộ Y tế trước ngày 15/4/2020. Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17/4/202.

Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhận định: Clip mà báo chí đăng tải thể hiện khá rõ ràng về hành vi vi phạm của vị Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản.

Luật sư cho rằng, lẽ ra với cương vị là cán bộ một cơ quan đại diện cho người dân ở cấp huyện thì vị cán bộ phải chấp hành nghiêm các quy định để phòng chống dịch Covid-19, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt trong thời hạn cách ly toàn xã hội (từ 1/4-15/4).

Thế nhưng clip thể hiện vị Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản không những không đeo khẩu trang mà còn văng tục, đập bàn, cãi cự với các cán bộ thực thi nhiệm vụ thì không thể chấp nhận.

Mặc dù, vị này đã xin lỗi và nói lý do vì sự nóng nảy nhưng vi phạm khá rõ ràng vì thế các cơ quan chức năng Bình Phước phải xử phạt như những trường hợp khác để làm gương cho người dân.

"Không có lý do gì mà người dân không đeo khẩu trang, không chấp hành thì bị xử phạt còn vị Phó Chủ tịch huyện thì không... Phải xử phạt nghiêm để giữ gìn kỷ cương", luật sư đề nghị.

Phạt vi phạm về phòng chống dịch

Điều 8 Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nghiêm cấm các hành vi sau đây:

- Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

- Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật. - Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

- Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

- Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

- Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. */Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Điều 11. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế ;

b) Không thông báo Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật .

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a) Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch ;

b) Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch .

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch ;

b) Thực hiện việc thu phí khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ;

c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này .

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch ;

b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh ;

c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng .

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a) Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A ;

b) Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch ;

Bài liên quan