Chủ nhật, 14/10/2018, 09:10 AM
  • Click để copy

Giáo viên chửi mắng học sinh bị phạt 20 triệu: 'Càng nhiều luật, giáo viên càng thu mình'

Theo luật sư Giang Hồng Thanh, hành vi "xúc phạm danh dự, nhân phẩm..." giữa thầy - trò, đồng nghiệp nên được xử lý theo quy chế, theo kỷ luật của ngành hơn là xử lý bằng chế tài hành chính (tức phạt tiền).

thay-co-mang-chui-hoc-sinh-bi-phat-20-trieu-cang-nhieu-luat-giao-vien-cang-thu-minh
Dự thảo của Bộ GD&ĐT gây tranh cãi với đề xuất giáo viên chửi mắng học sinh có thể bị phạt 20 triệu đồng - (Ảnh minh họa).

Bộ GD&ĐT vẫn đang xin ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Thời hạn cuối cùng lấy ý kiến sẽ được kéo dài đến ngày 25/11.

Dự thảo gây chú ý khi có đề xuất nhiều mức phạt hành chính đối với các quy định về tổ chức dạy thêm cũng như xúc phạm nhân phẩm, danh dự giáo viên, học sinh.

Đáng chú ý nhất là việc dự thảo đề xuất xử phạt đến 20 triệu đồng cho hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học hay nói theo cách khác là thầy cô giáo chửi mắng học sinh có thể bị xử phạt đến 20 triệu đồng.

Nhiều ý kiến cho rằng việc xử phạt hành chính đối với các quy định về xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học (học sinh) là khó khả thi bởi cho rằng việc giáo viên chửi mắng học trò là chuyện khó tránh.

Nhiều giáo viên cho rằng đối với nhiều trường hợp việc chửi mắng còn “bổ ích” hơn là khen ngợi và việc thầy cô mắng chửi học sinh chỉ nhằm cho các em tốt hơn. Đồng thời băn khoăn rằng việc xâm phạm thân thể thì còn có dấu tích chứng minh, nhưng việc xúc phạm dựa vào đâu để xác định và xử phạt?

Một số thầy giáo cho rằng, việc xử phạt phần nào sẽ có ích trong việc ngăn ngừa tình trạng bạo lưc học đường. Tuy nhiên, để xác định đâu là hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người học là rất khó? Dự thảo từ khi ra đời đã gây tranh cãi không ít trong cả giới chuyên gia giáo dục. Người phản đối không ít nhưng người đồng tình cũng rất nhiều.

Để góp ý kiến khách quan, PV có cuộc trao đổi với luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng Luật sư Giang Thanh (Đoàn Luật sư Hà Nội).

Luật sư Thanh nhận định: "Có thể nói ưu điểm của Nghị định này là có thêm một biện pháp nữa để nhắc nhở những người làm công việc liên quan đến công tác giáo dục. Tuy nhiên, theo luật sư Thanh, càng ra nhiều luật, càng chi tiết thì các thầy cô giáo càng thu mình lại.

"Các giáo viên sẽ tìm cách nào đó để giữ bản thân mình an toàn và đó cũng là mặt hạn chế khi đưa Nghị định này ra. Bởi có thể nói Nghị định này sẽ mang nặng tính hành chính, tạo ra những áp lực không cần thiết, khi đó thầy cô sẽ không có chia sẻ, giao lưu với học sinh.

Vừa qua có nhiều sự việc xuất phát từ nhà giáo khiến dư luận xã hội phải bức xúc, nhưng đại bộ phận người làm nghề nhà giáo đều là những có tâm, có đức. Cái quan trọng là chúng ta phải làm sao khơi lại được ý thức, tình yêu nghề, trách nhiệm của giáo viên chứ không phải cứ nhắm vào vấn đề phạt đại trà như vậy", luật sư Giang Hồng Thanh nói.

thay-co-mang-chui-hoc-sinh-bi-phat-20-trieu-cang-nhieu-luat-giao-vien-cang-thu-minh
Luật sư Giang Hồng Thanh: "Càng ra nhiều luật, càng chi tiết thì các thầy cô giáo càng thu mình lại..."

Qua nghiên cứu dự thảo nói trên, luật sư Giang Hồng Thanh cho rằng, rất nhiều nội dung trong dự thảo Nghị định này đang khiến cư dân mạng tranh cãi gay gắt. Tuy nhiên cũng có khá nhiều ý kiến ủng hộ Nghị định này, cho rằng nên có từ lâu rồi mới phải và tất cả đều phải đưa vào luật để quy định thì mới có thể giúp cho nề nếp giáo dục đi vào khuôn phép.

"Trong xã hội luôn có các chuẩn mực để con người phải tuân theo, là cơ sở để đánh giá hành vi của con người là có chuẩn mực hay không, trong đó có chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực văn hóa, tập quán...

Bởi thế, trong đời sống, mỗi con người không chỉ tuân thủ các quy tắc ứng xử của pháp luật, do Nhà nước đề ra hoặc thừa nhận, mà còn tuân thủ các quy tắc khác như: Đạo đức, tập quán, tôn giáo, quy chế, điều lệ, văn hóa... Đồng nghĩa với đó, không phải hành vi “lệch chuẩn” nào cũng bị xử lý bằng chế tài của pháp luật", luật sư Thanh nhìn nhận.

Mặc dù vậy, luật sư Thanh cho rằng, trong lĩnh vực giáo dục, do tính chất đặc thù nên nhiều quan hệ thầy - trò, quan hệ đồng nghiệp... được điều chỉnh bởi quan hệ đạo đức, văn hóa chứ không được "luật hóa" bởi các quy định, chế tài. Do đó, hành vi "xúc phạm danh dự, nhân phẩm..." giữa thầy - trò, đồng nghiệp thì nên xử lý theo quy chế, theo kỷ luật của ngành hơn là xử lý bằng chế tài hành chính.

"Tất nhiên đó chỉ là quan điểm cá nhân của tôi, và điều này không thể xuất phát từ ý muốn của một phía mà cần phải được lấy ý kiến rộng rãi từ các chuyên gia giáo dục, các bậc cha mẹ phụ huynh… trước khi ban hành Nghị định để có thể tìm ra được cách phù hợp nhất để bảo vệ môi trường giáo dục mới là điều quan trọng", luật sư Thanh nói.

 

Hà Nội: Xưởng sản xuất ghế sofa cháy lớn, nghi có người mắc kẹt bên trong

Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 10h50 ngày 14/10, lửa bùng phát và lan rộng ra hai căn nhà tại khu đô thị Trung Văn Vinaconex 3, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Theo nhiều người dân, rất có thể vẫn còn có nạn nhân mắc kẹt bên trong hiện trường.

 

Con rể đốt nhà bố vợ ở Hà Nội có thể đối mặt án tử hình

Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, vụ việc con rể mang xăng đốt nhà bố vợ khiến bé trai 6 tuổi tử vong, đối tượng có thể đối mặt án tử hình với hai tội danh cùng lúc.

 

Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên... 'bôi bẩn' tác phẩm nghệ thuật?

Hình ảnh một số nghệ sĩ Việt nổi tiếng ký tên lên bức tranh trong một buổi đấu giá đang gây bức xúc cộng đồng mạng.